tháng 3 2017

Sau khi Windows 10 cài đặt bản cập nhật Anniversary, bạn nhận thấy ổ đĩa Windows bị mất đi hơn 10 GB dung lượng không rõ nguyên nhân. Xem lý do & cách xử lý.

Sau khi cập nhật bản update Anniversary cho Windows 10, ổ đĩa cài đặt Windows sẽ mất đi hơn 10 GB dung lượng lưu trữ. Nếu máy tính bạn có dung lượng lưu trữ ít thì thật kinh khủng.

Bản cập nhật Anniversary là bản cập nhật lớn nhất từ khi phát hành Windows 10 và được coi như nâng  cấp lên một hệ điều hành Windows hoàn toàn mới.

Khi bạn nâng cấp, Windows sẽ tạo ra một thư mục Windows.old có chứa các tập tin hệ thống của phiên bản Windows cũ. Việc này giúp bạn dễ dàng quay trở lại phiên bản Windows trước khi nâng cấp nếu không thích phiên bản mới.

Thư mục Windows.old chiếm hơn 10 GB dung lượng lưu trữ của ổ đĩa

Tuy nhiên, thư mục Windows.old này chiếm tới hơn 10 GB dung lương lưu trữ trong ổ đĩa cài đặt Windows. Điều này khá khó chịu nếu máy tính của bạn có dung lượng lưu trữ hạn chế.

Mặc dù Windows sẽ tự động xóa thư mục Windows.old sau 10 ngày (tính từ ngày nâng cấp). Nhưng nếu bạn muốn lấy lại không gian lưu trữ ngay thì hãy làm theo hướng dẫn bên dưới.

Lưu ý:

Không xóa thư mục Windows.old nếu bạn muốn quay lại phiên bản Windows trước khi nâng cấp (nhưng nên quay lại trong vòng 10 ngày kể từ ngày nâng cấp, vì sau 10 ngày sẽ không quay lại được).

Bạn có thể quay lại phiên bản Windows 10 trước khi nâng cấp bằng cách mở Setting -> Update & Security > Recovery. Sau đó nhấn nút  Get Started  trong phần Go back to an earlier build để bắt đầu.

Bước 1: Mở công cụ Disk Cleanup. Có 2 cách mở công cụ Disk Cleanup.

+ Cách 1: Nhấn nút Start menu, sau đó nhập từ khóa  Disk Cleanup  vào khung tìm kiếm sau đó nhấn vào công cụ Disk Cleanup trong kết quả tìm kiếm.

Nhấn nút Start menu, sau đó nhập từ khóa Disk Cleanup vào khung tìm kiếm sau đó nhấn vào công cụ Disk Cleanup trong kết quả tìm kiếm

Chọn ổ đĩa cài đặt Windows 10 trong phần  Drives  rồi nhấn nút  OK .

Chọn ổ đĩa cài đặt Windows 10 trong phần Drives rồi nhấn nút OK

Nhấn nút  Clean up system files .

Nhấn nút Clean up system files

+ Cách 2: Nhấn chuột phải lên ổ đĩa cài đặt Windows chọn  Properties .

Nhấn chuột phải lên ổ đĩa cài đặt Windows chọn Properties

Trong phần General, nhấn nút  Disk Cleanup .

Trong phần General, nhấn nút Disk Cleanup

Bước 2: Sau khi công cụ Disk Cleanup được mở, bạn bỏ hết các dấu tích trong phần File to delete, chỉ tích vào mỗi phần  Previous Windows installation(s) . Như bạn thấy, file này có dung lượng lên đến 20,4 GB.

Tiếp theo, bạn nhấn nút  OK .

Tích vào phần Previous Windows installation(s) rồi nhấn nút OK

Bước 3: Một cửa sổ xác nhận hiện lên, bạn nhấn nút  Delete Files  để xác nhận.

Nhấn nút Delete Files để xác nhận

Bước 4: Thêm một cảnh báo nữa nói bạn không thể quay lại phiên bản Windows trước khi nâng cấp, bạn nhấn nút  Yes  để đồng ý xóa.

Nhấn nút Yes để đồng ý

Chờ một chút để Windows xóa các tập tin hệ thống của phiên bản Windows cũ, trả lại dung lượng cho ổ đĩa của bạn.

Chúc các bạn thành công!!!

Cách chặn quảng cáo trên trình duyệt web Microsoft Edge. Với thủ thuật này, bạn không còn phải lo bị những quảng cáo khó chịu làm phiền khi lướt web nữa.

Lưu ý: Quảng cáo là nguồn thu giúp các webmaster duy trì và phát triển website. Với những website không có quảng cáo khó chịu như Thuthuattienich.com, bạn hãy tắt tiện ích chặn quảng cáo để hỗ trợ các webmaster.

Chắc hẳn bạn đã từng rất ức chế khi lướt web mà quảng cáo everywhere, thậm chí đôi khi bạn còn bị một đống popup (tab mới hoặc cửa sổ mới) đập vào mắt . Đây là nguyên nhân các tiện ích & phần mềm hỗ trợ chặn quảng cáo ra đời, nổi bật trong số đó là Adblock và Adblock Plus.

Rất may mắn khi Microsoft Edge bắt đầu hỗ trợ tiện ích mở rộng (Extensions) thì Adblock và Adblock Plus là những cái tên đầu tiên có mặt trong Windows Store.

Bước 1: Trên trình duyệt web Microsoft Edge, bạn nhấn  3 chấm ngang  góc trên cùng bên phải chọn  Extensions .

Nhấn 3 chấm ngang góc trên cùng bên phải chọn Extensions

Bước 2: Nhấn tiếp vào dòng  Get extensions from the Store .

Nhấn tiếp vào dòng Get extensions from the Store

Bước 3: Lúc này bạn sẽ được đưa đến cửa hàng Windows Store (để sử dụng Windows Store, bạn cần một tài khoản Microsoft (hay còn gọi là Outlook). Xem cách tạo nhanh). Ở đây có 2 tiện ích mở rộng giúp bạn chặn quảng cáo đã rất nổi tiếng trên cả Google Chrome & Mozilla Firefox đó là Adblock với Adblock Plus.

Cả 2 tiện ích này đều chặn quảng cáo rất tốt, ở đây mình sẽ lấy ví dụ với tiện ích Adblock Plus.

Lúc này bạn sẽ được đưa đến cửa hàng Windows Store

Bước 4: Bạn nhấn vào tiện ích Adblock Plus để chọn, nhấn tiếp vào nút  Free  để cài đặt.

Bạn nhấn vào tiện ích Adblock Plus để chọn, nhấn tiếp vào nút Free để cài đặt

Bước 5: Sau khi cài đặt xong, trình duyệt Microsoft Edge sẽ hỏi bạn muốn bật tiện ích Adblock Plus ngay không, bạn nhấn nút  Turn it on  để bật.

Nhấn nút Turn it on để bật tiện ích Adbock Plus ngay

Cách hoạt động của Adblock Plus trên Microsoft Edge cũng tương tự như trình các trình duyệt web khác.

Chúc các bạn thành công!!!

Mặc định Windows Update trên Win 10 sẽ tự động cập nhật & khởi động lại máy tính. Làm cách nào để Windows không tự động khởi động lại khi bạn đang làm việc?

Đây là tính năng  Active Hours  chỉ có sau khi bạn nâng cấp Windows 10 lên phiên bản mới nhất, cụ thể là cài đặt bản cập nhật Anniversary.

Với thủ thuật này, bạn sẽ thiết lập khoảng thời gian bạn làm việc trong ngày (tối đa 12 tiếng) và trong khoảng thời gian đó, Windows sẽ không tự động khởi động lại để cài đặt Update.

Bước 1: Nhấn nút  Start menu  hoặc nút  Windows  trên bàn phím chọn  Settings  (hình bánh xe). Hoặc làm nhanh hơn bằng cách nhấn tổ hợp phím  Windows + I .

 Nhấn nút Start menu hoặc nút Windows trên bàn phím chọn Settings (hình bánh xe)

Bước 2: Chọn  Update & Security .

Chọn Update & Security

Bước 3: Nhấn vào dòng  Change active hours  trong phần Update Settings.

Nhấn vào dòng Change active hours trong phần Update Settings

Bước 4: Thay đổi khoảng thời gian bạn muốn Windows không tự động khởi động lại trong ngày (tối đa 12 tiếng). Trong đó:

Start time là thời gian bắt đầuEnd time là thời gian kết thúcAM là sáng (0 – 12h), còn PM là chiều (12 – 24h)

Thay đổi khoảng thời gian bạn muốn Windows không tự động khởi động lại trong ngày (tối đa 12 tiếng)

Bước 5: Khi chọn thời gian, bạn nhấn  dấu tích √  để xác nhận. Cuối cùng là nhấn nút  Save  để lưu lại thay đổi.

Khi chọn thời gian, bạn nhấn dấu tích √ để xác nhận. Cuối cùng là nhấn nút Save

Từ nay bạn không còn lo Windows Update làm phiền trong khi bạn đang làm việc nữa.

Khi bạn có một bản cập nhật muốn cho phép Windows 10 khởi động lại để cài đặt trong khoảng thời gian đã thiết lập trong Active Hours (phần 1) thì bạn có thể sử dụng tùy chọn Restart options (Settings -> Update & Security -> Windows Update -> Restart Options) mà không phải thay đổi Active Hours.

Restart Options giúp ghi đè Active Hours

Bạn cũng có thể khởi động lại Windows ngay lập tức & cài đặt bản cập nhật vừa tải về bằng cách nhấn nút  Restart Now  trong Windows Update.

Chúc các bạn thành công!!!

Khi sử dụng Windows Update trên Windows 10, bạn không thể tìm thấy bản cập nhật Anniversary. Đừng lo, xem cách nâng cấp không cần Windows Update ở đây.

Ngày hôm nay 03/08/2016, Microsoft đã phát hành bản cập nhật Anniversary cho Windows 10. Nếu bạn kiểm tra trong Windows Update không có bản cập nhật mới nào thì có thể nâng cấp bằng các cách bên dưới.

Không tìm thấy bản cập nhật Anniversary trong Windows UpdateKhông tìm thấy bản cập nhật Anniversary trong Windows Update

Bước 1: Tải file exe mà Microsoft cung cấp về máy tính theo liên kết này.

Bước 2: Chạy tập tin vừa tải về, nhấn nút  Update Now  để Windows 10 bắt đầu nâng cấp lên phiên bản mới nhất.

Nhấn nút Update now

Bước 1: Tải công cụ hỗ trợ (Windows 10 Upgrade Assistant) về máy tính ở đây.

Nhấn nút Get the Anniversary Update now để tải công cụ hỗ trợ cập nhật

Bước 2: Chạy công cụ vừa tải về, nhấn nút  Update Now  để Windows 10 bắt đầu nâng cấp lên phiên bản mới nhất.

Nhấn nút Update now

Bước 1: Tải công cụ này về máy tính tại đây.

Bước 2: Chạy tập tin vừa tải về, tích vào phần  Upgrade this PC now , sau đó nhấn nút  Next .

Tích vào phần Upgrade this PC now rồi nhấn nút Next

Bước 3: Sau khi tải về phiên bản nâng cấp mới nhất, bạn nhấn nút  Install  để bắt đầu quá trình nâng cấp.

Lưu ý: Phần  Keep personal files and apps  phải được đánh dấu để giữ lại những tập tin và ứng dụng cá nhân của bạn, nếu không có dấu tích bạn nhấn vào dòng  Change what to keep  để chọn.

 Chúc các bạn thành công!!!

Hướng dẫn cách thay đổi độ phân giải màn hình trên Windows 7/8/10. Việc sử dụng đúng độ phân giải của màn hình sẽ giúp hình ảnh hiển thị rõ nét, mượt mà hơn.

Đây là một trong những thủ thuật cơ bản khi sử dụng máy tính giúp màn hình hiển thị tốt nhất theo ý bạn. Một số độ phân giải màn hình thông dụng như HD (1280 × 720), Full HD (1920 × 1080), 2K (2560×1440), 4K (4096 x 2160).

Bạn cũng nên chọn hình nền máy tính có cùng độ phân giải với màn hình để hình nền có thể hiện thị tốt nhất, đẹp nhất.

Bước 1: Tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải chọn  Screen resolution .

Tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải chọn Screen resolution

Bước 2: Thay đổi độ phân giải màn hình trong phần  Resolution . Sau đó nhấn nút  Apply  để xem trước thay đổi, rồi nhấn nút  OK  để lưu lại thay đổi. Có thể nhấn nút OK ngay nếu bạn không muốn xem trước.

Lưu ý: Độ phân giải màn hình có dòng (Recommended) bên cạnh là độ phân giải được Windows khuyên dùng, thường là tối ưu nhất.

Thay đổi độ phân giải màn hình trong phần Resolution

Bước 1: Tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải chọn  Display settings .

Tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải chọn Display settings

Bước 2: Sau khi cửa sổ  Settings  được mở, bạn nhấn vào dòng  Advanced display settings .

Nhấn vào dòng Advanced display settings

Bước 3: Bạn thay đổi độ phân giải màn hình trong phần  Resolution . Sau khi thay đổi bạn nhấn nút  Apply  để áp dụng thay đổi hoặc  Cancel  để hủy.

Lưu ý: Độ phân giải màn hình có dòng (Recommended) bên cạnh là độ phân giải được Windows khuyên dùng, thường là tối ưu nhất

Bạn thay đổi độ phân giải màn hình trong phần Resolution

Chúc các bạn thành công!!!

Bạn có thể thấy quảng cáo trên Windows 10 tại màn hình khóa, Start menu, thông báo… Xem cách tắt chúng đi một cách dễ dàng.

Các quảng cáo ở đây bao gồm: quảng cáo game, office, ứng dụng, Microsoft Edge… Những quảng cáo này không hề khó chịu nên có thể bạn sẽ không nhận ra sự có mặt của nó.

Việc xuất hiện quảng cáo không phải do bạn nâng cấp miễn phí lên Windows 10. Cho dù bạn mua Windows 10 hoặc Windows 10 bản quyền được cài sẵn vào máy tính khi mua thì vẫn xuất hiện những quảng cáo này.

Quảng cáo trên màn hình khóa chủ yếu là quảng cáo game.

Để tắt quảng  cáo trên màn hình khóa Windows 10, bạn mở  Settings  (nhấn tổ hợp phím Windows + I hoặc Start menu -> Settings) chọn  Personalization .

Trong cửa sổ bên trái, bạn chọn Lock screen, sau đó nhìn sang cửa sổ bên phải chọn  Picture  hoặc  Slideshow  trong phần  Background . Tiếp tục nhìn xuống dưới, gạt công tắc trong phần  Get fun facts, tips, and more from Windows and Cortana on your lock screen  sang bên trái (màu trắng – Off).

Tắt quảng cáo trên màn hình khóa

Quảng cáo trong Start menu bao gồm các ứng dụng trên Windows Store được Microsoft đề xuất (bao gồm cả miễn phí và có phí)

Để tắt những đề xuất ứng dụng này, bạn mở  Settings  (nhấn tổ hợp phím Windows + I hoặc Start menu -> Settings) chọn  Personalization .

Trong cửa sổ bên trái, bạn chọn Start, sau đó nhìn sang cửa sổ bên phải gạt công tắc trong phần  Occasionally show suggestions in Start  sang bên trái (màu trắng – Off).

Tắt đề xuất ứng dụng trong Start menu

Windows 10 thường xuyên gửi thông báo cho bạn về những mẹo hay nhưng chủ yếu là để quảng cáo các dịch vụ và ứng dụng của hãng. Ví dụ như việc khuyến nghị sử dụng Microsoft Edge để tiết kiệm pin hơn.

Nếu những “mẹo” này làm phiền bạn thì bạn có thể dễ dàng tắt đi bằng cách mở  Settings  (nhấn tổ hợp phím Windows + I hoặc Start menu -> Settings) chọn  System .

Trong cửa sổ bên trái, bạn chọn  Notifications & Actions , sau đó nhìn sang cửa sổ bên phải gạt công tắc trong phần  Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows  sang bên trái (màu trắng – Off).

Từ chối nhận các khuyến nghị từ Microsoft

Windows 10 bao gồm ứng dụng Get Office, ứng dụng này tạo ra các thông báo poup khuyến nghị sử dụng Microsoft Office. Nó còn xuất hiện trong cả Start menu.

Để tắt thông báo này, bạn mở  Settings  (nhấn tổ hợp phím Windows + I hoặc Start menu -> Settings) chọn  System .

Chọn  Notifications & Actions  trong menu bên trái, sau đó nhìn sang bên phải gạt công tắc trong phần  Get Office  sang bên trái (màu trắng – Off).

Tắt thông báo Get Office

Bạn cũng có thể gỡ ứng dụng Get Office trong Start menu bằng cách nhấn chuột phải lên nó rồi chọn  Uninstall . Tuy nhiên nó sẽ xuất hiện lại khi bạn cập nhật cho Windows 10.

Gỡ ứng dụng Get Office trong Start menu

Windows 10 sẽ tự động cài đặt các ứng dụng lên máy tính của người dùng như: Candy Crush Soda Saga, Flipboard, Twitter, và Minecraft: Windows 10 Edition. Những ứng dụng này là một phần của “Microsoft Consumer Experience”.

Để gỡ bỏ những ứng dụng này, bạn chỉ cần tìm trong Start menu, nhấn chuột phải lên chúng chọn  Uninstall .

Xóa Candy Crush Saga và những ứng dụng được tự động cài đặt khác

Windows Store và Xbox mặc định được ghim vào Start menu. Chúng sử dụng live tile để quảng cáo game và ứng dụng Microsoft muốn bạn tải về.

Để vô hiệu hóa những quảng cáo này, bạn chỉ cần nhấn chuột phải lên những tile quảng cáo này chọn  Turn live tile off  để chặn những tile này thay đổi quảng cáo thường xuyên hoặc  Unpin from Start  để bỏ ghim những tile này trong Start menu.

Tắt Live Tiles và gỡ bỏ Windows Store

Cortana không chịu “ngồi yên một chỗ” chờ bạn ra lệnh mà thường xuyên “nảy lên” trên thanh taskbar và khuyến khích bạn sử dụng nó.

Nếu bạn cảm thấy điều này “ngứa mắt” có thể ngăn Cortana “nảy lên” bằng cách nhấn vào khung tìm kiếm của Cortana trên thanh taskbar, nhấn vào nút  Settings  (hình răng cưa) trong khung bên trái, sau đó nhìn sang khung bên phải gạt công tắc trong phần  Taskbar Tidbits  sang bên trái (màu trắng – Off).

Không cho phép Cortana "nảy lên" trên thanh Taskbar

Chúc các bạn thành công!!!

Card màn hình là gì? Nó có tác dụng gì với chiếc máy tính của chúng ta? Hướng dẫn cách xem bạn đang dùng Card rời hay Card Onboard.

Khi nhìn vào thông số của một chiếc máy tính, bạn thường thấy các thông số như RAM, CPU, Card màn hình (hay Card đồ họa)… Vậy Card màn hình là gì? Bạn có nên mua một chiếc máy tính có Card màn hình rời không?

Card màn hình hay còn gọi là Card đồ họa (tên tiếng anh là VGA: Video Graphics Adaptor hay Video Graphics Card) là một phần không thể thiếu tạo lên một chiếc máy tính. Nhiệm vụ của Card màn hình là xử lý hình ảnh để hiển thị trên màn hình máy tính.

Card màn hình

Một chiếc Card màn hình bao gồm 2 thành phần chính:

Bộ xử lý đồ họa GPU (Graphic Processing Unit)Bộ nhớ đồ họa (Video Memory)

Có 2 loại Card màn hình cơ bản đó là Card rời và Card onboard.

Card màn hình Onboard có GPU được gắn cố định trên mainboard (bo mạch chủ) còn Video Memory được chia sẻ từ RAM của máy tính.

Card màn hình Intel

Thương hiệu chính sản xuất Card Onboard là Intel.

Card màn hình rời có GPU và Video Memory riêng biệt.

Với nhu cầu chơi game nặng, sử dụng các phần mềm đồ họa hoặc dựng phim thì Card rời là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn mua máy tính.

Card màn hình Nvidia

Những thương hiệu nổi tiếng chiếm phần lớn thị trường Card màn hình rời là Nvidia và AMD (ATI thuộc AMD, đã bị loại bỏ (nói chính xác hơn là đổi sang tên AMD) năm 2010, vì vậy chúng ta vẫn bắt gặp cái tên này trên một số dòng máy tính cũ).

Một chiếc máy tính có Card Onboard và một chiếc máy tính có Card rời sẽ chênh lệnh nhau khá lớn về giá thành (lên đến tiền triệu). Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi chọn mua một chiếc máy tính có Card rời dựa trên nhu cầu để tiết kiệm chi phí một cách tối đa:

Với nhu cầu cơ bản như duyệt web, xem phim, nghe nhạc, văn phòng, chơi game nhẹ thì Card Onboard là đủ dùng cho bạn. Với nhu cầu chơi game nặng, sử dụng các phần mềm đồ họa hoặc dựng phim thì bắt buộc bạn phải mua máy tính có Card rời.

Cách đơn giản nhất là bạn xem trên thân máy tính, laptop thường được gắn logo của các hãng Card màn hình (Nvidia hoặc AMD). Nếu không có thì có khả năng đến 96,69% là máy tính của bạn đang sử dụng Card Onboard.

Kiểm tra thông số Card màn hình trên thân máy tính

Một cách khác cũng khá đơn giản (tuy nhiên chỉ áp dụng được khi bạn đã cài đặt đầy đủ Driver cho máy tính). Đó là bạn nhấn chuột phải lên màn hình Desktop, Nếu xuất hiện tùy chọn  Nvidia (hoặc AMD hoặc ATI) Control Panel  thì chắc chắn máy tính của bạn đang sử dụng Card rời, còn không thì 96,69% là máy tính của bạn đang sử dụng Card Onboard.

Kiểm tra Card màn hình khi đã cài đầy đủ Driver

Cách chính xác nhất là bạn sử dụng một phần mềm giúp kiểm tra các thông số của máy tính. Khuyên dùng CPU-Z, phần mềm rất nhẹ có thể chạy ngay không cần cài đặt.

Sau khi chạy phần mềm CPU-Z, bạn chọn tab  Graphics  sẽ gặp 1 trong 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Phần  Display Device Selection  có 2 lựa chọn, chứng tỏ máy tính của bạn sử dụng cả card Onboard và Card rời. Trong đó phần  Intel…  là thông số Card Onboard và  Graphic Device  là thông số Card rời.

Máy tính sử dụng song song cả Card Onboard và Card rời

Trường hợp 2: Phần  Display Device Selection  bị mờ đi, chứng tỏ bạn đang sử dụng 1 Card màn hình (hoặc Onboard hoặc rời).

Bạn chú ý 2 phần Display Device Selection và Name là tên Card màn hình của bạn bao gồm cụm từ  Intel . Chắc chắn bạn đang sử dụng Card Onboard.

Máy tính sử dụng Card Onboard

Trường hợp 3: Phần  Display Device Selection  bị mờ đi, chứng tỏ bạn đang sử dụng 1 Card màn hình (hoặc Onboard hoặc rời).

Bạn chú ý 2 phần Display Device Selection và Name là tên Card màn hình của bạn bao gồm cụm từ  Nvidia hoặc AMD (ATI) . Chắc chắn bạn đang sử dụng Card rời, bộ nhớ bao nhiêu thì bạn xem trong phần Memory.

Máy tính sử dụng Card rời

 Chúc các bạn thành công!!!

Bản cập nhật Anniversary cho Windows 10 mang đến rất nhiều tiện ích ưu việt. Phát Wifi không cần phần mềm là một trong số đó. Bạn đã thử chưa?

Trong những bài viết trước, Thuthuattienich đã hướng dẫn các bạn cách phát Wifi trên Windows 10 bằng lệnh CMD hoặc bằng phần mềm miễn phí. Cả 2 cách đó đều rất dễ làm, tuy nhiên sau bản cập nhật Anniversary, Windows 10 còn cung cấp thêm một tùy chọn giúp bạn biến máy tính thành điểm phát Wifi chỉ với 1 click chuột.

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn nút  Start menu  chọn  Settings  (hoặc nhấn tổ hợp phím  Windows + I ).

Mở Settings bằng cách nhấn nút Start chọn Settings (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I)

Bước 2: Chọn  Network & Internet .

Chọn Network & Internet

Bước 3: Chọn  Mobile Hotspot  trong cột bên trái sau đó nhìn sang bên phải kéo công tắc trong phần  Share my Internet connection with other devices  sang bên phải (On – màu xanh).

Bật điểm phát wifi trong phần Share my Internet connection with other devices

Bước 4: Lúc này Wifi đã được phát với tên máy tính và mật khẩu ngẫu nhiên, nếu bạn muốn thay đổi tên và mật khẩu thì nhấn nút  Edit .

Nhất nút Edit để thay đổi tên và mật khẩu của điểm phát wifi

Bước 5: Điền tên và mật khẩu (ít nhất 8 ký tự) bạn muốn rồi nhấn nút  Save  để lưu lại.

Điền tên và mật khẩu (ít nhất 8 ký tự) bạn muốn rồi nhấn nút Save

Bước 6: Khi có một thiết bị nào đó kết nối đến Wifi bạn phát (tối đa 8 thiết bị) sẽ được liệt kê bên dưới nút Edit bao gồm tên thiết bị, địa chỉ IP và địa chỉ MAC.

Các thiết bị đang kết nối đến điểm phát wifi sẽ được liệt kê bên dưới nút Edit

Bạn cũng có thể bật điểm phát wifi trên Windows 10 từ thiết bị khác thông qua Bluetooth bằng tính năng  Turn on remotely .

Bạn cũng có thể bật điểm phát wifi trên Windows 10 từ thiết bị khác thông qua Bluetooth bằng tính năng Turn on remotely

Khi muốn ngừng phát wifi, bạn chỉ cần gạt công tắc trong phần  Share my Internet connection with other devices  sang bên trái (Off – màu xám).

Chúc các bạn thành công!!!

Author Name

Spash screen

Your Autoblog

Your Autoblog

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.