Có thể chiếc máy Mac của bạn đã “già”, nhưng bạn vẫn có thể giúp nó chạy mượt mà như thuở ban đầu.

Hầu hết những người sử dụng máy tính Mac (Macbook, iMac,.) đều dành một tình cảm tuyệt vời cho thiết bị của họ. Hệ điều hành ổn định, khả năng hỗ trợ công việc tuyệt vời và khả năng bảo mật tốt khiến họ có thể thao thao bất tuyệt trước mặt bạn bè về chiếc máy yêu quý này. Nhưng chúng cũng chỉ là máy tính, và vì nhiều lí do thì máy tính sẽ trở nên chậm chạp và nặng nề hơn theo thời gian.

Tất nhiên, một số người sẽ lựa chọn nâng cấp phần cứng, thậm chí là mua hẳn máy mới để theo kịp với sự phát triển của các phiên bản hệ điều hành, phần mềm mới trên thị trường. Thế nhưng vẫn có những cách vô cùng tuyệt vời để bạn tăng tốc cho máy Mac của mình mà không cần làm thế. Đây là 13 cách đơn giản nhất để bạn làm điều đó:

1. Giảm thiểu số ứng dụng khởi động cùng máy

Có một điều rất dễ hiểu là bạn có càng nhiều chương trình khởi động cùng máy, máy của bạn sẽ càng chạy chậm lúc bật lên. Vậy nên cách đơn giản và hiệu quả để máy Mac có thể khởi động nhanh như ban đầu, bạn cần giảm bớt những ứng dụng được cài đặt như thế.

 Xóa bớt những ứng dụng bạn không cần khởi động cùng máy

Cách thực hiện rất đơn giản, hãy vào System Preferences (ở biểu tượng quả táo trên góc màn hình hoặc ấn trên thanh Dock) => Users and Groups => Login Items. Ở đây bạn sẽ thấy những phần mềm được cài sẵn để khởi động cùng máy tính, và giờ bạn chỉ cần chọn chúng trước khi ấn vào dấu trừ trên màn hình để loại bỏ.

2. Kiểm tra các bản cập nhật phần mềm

Hãy cập nhật phần mềm thường xuyên

Các nhà sản xuất phần mềm cho máy Mac thường xuyên tung ra những bản cập nhật mới để tăng độ ổn định cũng như tương thích cho sản phẩm của họ. Do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra App Store (ở biểu tượng quả táo hoặc ấn trên thanh Dock) xem các phần mềm mình đang dùng có bản cập nhật mới hay không.

3. Tắt máy khi làm việc xong

Một thói quen thường thấy của mọi người là để mặc chiếc máy trên bàn sau khi làm việc xong để có thể quay trở lại sử dụng vào ngày hôm sau mà không phải mở lại ứng dụng. Nhưng dù tốt đến đâu thì máy Mac cũng là một thiết bị điện tử, và bạn nên cho nó nghỉ ngơi sau một quá trình làm việc dài.

Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc liên tục mà máy rơi vào tình trạng ì ạch, thậm chí là treo ứng dụng thì bạn hãy cân nhắc việc khởi động lại thiết bị trước khi nghĩ để các biện pháp khác.

4. Tắt bớt các tab không sử dụng

Một người bận rộn với công việc có thể mở cùng lúc tới 10, 15 tab và thậm chí còn nhiều hơn thể trên trình duyệt của họ. Điều này sẽ chỉ khiến cho bộ nhớ của máy bị hao hụt một cách vô nghĩa. Vậy nên hãy tự mình tạo thói quen tắt đi những tab không cần thiết sau khi đọc xong, nhất là khi một số trang web được cài đặt để refresh liên tục ngay cả khi bạn không đọc chúng.

Chỉ ênn mở cùng lúc khoảng 5-7 tabs

Con số lí tưởng cho số tab bật cùng lúc là vào khoảng 5 – 7 tab.

5. … và làm điều tương tự với ứng dụng

Cũng như các tab trên trình duyệt web, việc mở quá nhiều ứng dụng sẽ khiến cho bộ nhớ máy bị chiếm dụng gây nên tình trạng ì ạch cho chiếc máy của bạn. Hãy đóng bớt các ứng dụng không dùng tới, nhất là các ứng dụng nặng nề như Photoshop, iMovie hay thậm chí là chính Safari. Bạn có thể thực hiện điều đó dễ dàng với tổ hợp phím Cmd + Q khi đang sử dụng ứng dụng đó.

Ngoài ra còn có một tổ hợp phím khác giúp thoát tất cả ứng dụng và khởi động lại máy là Cmd + Control + Nút eject (góc bên phải bàn phím). Nhưng trước khi làm điều đó thì hãy chắc chắn là bạn đã lưu lại toàn bộ dữ liệu cần thiết.

6. “Dọn dẹp” Desktop

Nhiều người có thói quen lưu mọi thứ lên màn hình Desktop để có thể dễ dàng tìm đến chúng lúc cần. Thế nhưng theo Digital Trends, hệ điều hành OS X nhận diện từng mục dữ liệu trên Desktop như các cửa sổ nhỏ với bộ nhớ riêng dành cho chúng. Do đó nếu muốn chiếc máy của mình chạy nhanh hơn, hãy xóa bớt những thứ mà bạn không dùng tới bằng cách cho chúng vào thùng rác.

Đừng bao giờ để Desktop của bạn trông như thế này.

À, tiện thể dọn luôn thùng rác trong máy của bạn nữa nhé!

7. Sử dụng Activity Monitor

Cách này không phù hợp lắm với những bạn không biết thiều về thông số máy tính, nhưng nó không đến nỗi quá khó để thực hiện. Activity Monitor là một ứng dụng có sẵn của Apple (tìm nó ở Application => Other) giúp bạn kiểm soát các phần mềm đang chạy trên máy của bạn.

Kiểm tra thường xuyên xem phần mềm nào ngốn tài nguyên trên máy của bạn.

Bằng cách này bạn sẽ biết được phần mềm nào đang ngốn nhiều tài nguyên nhất trên máy tính và tắt chúng đi nếu nó làm máy chạy ì ạch. Sẽ không có gì quá ngạc nhiên nếu Facebook là cái tên đầu bảng của danh sách này.

8. Dọn dẹp ổ cứng của bạn

Theo thời gian, sẽ có rất nhiều dữ liệu cũ mà bạn thậm chí còn chẳng nhớ tới chúng. Một vài bộ phim chất lượng cao thôi cũng đã có thể ngốn vài GB, thậm chí vài chục GB dung lượng ổ cứng của bạn. Do đó hãy thường xuyên dọn dẹp và xóa bớt những dữ liệu không còn dùng đến để trả lại “không gian” cho ổ cứng của bạn.

Đừng tiếc những bộ phim khi ổ cứng của bạn có dung lượng bé, bạn hoàn toàn có thể xem chúng online mà!

9. Dọn dẹp cả ứng dụng nữa

Xóa bớt ứng dụng đi nhé.

Có một lượng lớn ứng dụng bạn đã tải về nhưng không sử dụng đến? Chính chúng là thủ phạm khiển phân vùng khởi động của máy Mac khởi động chậm chạp hơn. Hãy vào giao diện của Application (mặc định là vuốt 4 ngón tay vào một điểm trên TrackPad) và dí vào biểu tượng ứng dụng một vài giây. Dấu (x) sẽ hiện ra để bạn có thể dễ dàng xóa bỏ các ứng dụng không còn dùng tới.

10. Tắt các hiệu ứng màu mè

Giao diện OS X trên máy Mac được thiết kế rất tuyệt vời, nhưng với những đời máy cũ thì sự màu mè đó chỉ làm máy tính của bạn chạy chậm chạp hơn mà thôi. Do đó bạn nên thực hiện một số điều sau để giảm bớt “gánh nặng” cho chiếc máy già cả của bạn:

– Vào System Preferences => Dock và chuyển Genie effect sang Scale effect.

– Vào System Preferences => Accessibility => tích vào Reduce Transparency.

11. Xóa bộ nhớ cache của trình duyệt

Các trang web sẽ lưu lại một lượng dữ liệu nhất định sau khi bạn truy cập nó. Theo thời gian, lượng dữ liệu này đủ lớn để khiến cho máy tính của chúng ta trở nên chậm chạp hơn rất nhiều. Do đó thi thoảng hãy xóa bớt chúng trên trình duyệt để máy chạy nhanh và nhẹ nhàng hơn.

Thao tác này sẽ khác nhau trên mỗi trình duyệt, nếu bạn dùng Safari, có thể vào Tab Safari => Clear History… như trên hình.

12. Đừng chủ quan với các Extensions/ Plugin

Các Plugin trên trình duyệt web có thể là thủ phạm khiến máy tính của bạn trở nên chậm chạp mỗi khi sử dụng. Do đó hãy chú ý xóa bớt các Extensions/ Plugin khi bạn không còn dùng đến chúng nữa, nhất là các Plugin hỗ trợ chơi game. Còn với các Extensions/ Plugin thường xuyên sử dụng, hãy thường xuyên cập nhật cho chúng.

Cách truy cập vào Extensions/ Plugin sẽ khác nhau với từng trình duyệt, nếu bạn sử dụng Safari thì có thể vào đường dẫn Safari => Preferences => Extensions…

Tham khảo: BusinessInsider

.

Đăng nhận xét

Author Name

Spash screen

Your Autoblog

Your Autoblog

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.