Nếu bạn cho rằng mình đã biết về SEO thì không cần đọc thêm nữa, hãy dừng lại ở đây.Nếu bạn cho rằng những gì Phamen sắp viết ra đây chỉ là khoác loác và không đáng tin cậy, xin hãy bỏ qua.

Còn bạn thực sự tin rằng, những điều mà Phamen sẽ chia sẻ là sự thật, là sự đúc rút từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế thành công của Phamen, và chúng có thể có ích cho bạn thì…

Xin mời, chúng ta sẽ cùng đi tiếp!

Cũng xin lưu ý, đây chỉ là một bài phân tích tổng quát để chúng ta cùng thảo luận. Phamen không gọi là “Hướng dẫn” hay “Thủ thuật” vì như thế sẽ có rất nhiều cao nhân khác nhếch mép chê cười múa rìu qua mắt thợ.

Để bắt đầu, trước tiên hay tìm hiểu: SEO là gì?

SEO (Search engine optimization) – Tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm, là một phương pháp chiến lược, sử dụng các kỹ thuật và chiến thuật để tăng số lượng lượng người truy cập bằng việc có được một vị trí xếp hạng (rank) cao trong các trang kết quả tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và các công cụ tìm kiếm khác.

Đây là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, bao la mà không bao giờ bạn có thể nói là mình đã tới đích và cũng chẳng thể nào tìm được một câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp.

Tùy vào từng lĩnh vực mà bạn tham gia, đối tượng bạn hướng tới mà bạn sẽ phải lựa chọn cho mình một chiến thuật hợp lý, một cách thức phù hợp và một kỹ thuật tối ưu hóa riêng.

Tuy bao la và đa dạng là thế, nhưng có những cách thức, kĩ thuật và nguyên tắc căn bản mà bạn luôn phải đảm bảo phải có để tối ưu hóa cho website của mình, để nó thu hút được người đọc, bay cao lên top đầu với các bộ máy tìm kiếm, và cũng quan trọng không kém là tránh bị trừng phạt.

"Nội dung là Vua" - Bill Gates“Nội dung là Vua” – Bill Gates. Ảnh: arashkhamse.ir

Tại sao tôi lại đưa đất lượng bài viết lên đầu tiên và có tỉ trọng cao nhất? Đơn giản, vì chỉ có nó mới có thể giúp bạn thành công và tăng rank của website.

Sự đặc sắc và riêng biệt về nội dung: 65%

Nội dung phải đặc sắc, riêng biệt (unique content) và liên quan đến từ khóa cần tăng hạng của bài viết.

Trong bài viết cần khéo léo sử dụng các từ khóa hoặc cụm từ mà mọi người thường sử dụng để tìm kiếm.

Không lặp đi lặp lại quá nhiều các từ khóa hoặc cụm từ khóa của bài viết (spam keyword) gây phản cảm cho người đọc và spam keywork với Google.

Cách thức trình bày bài viết: 5%

Hãy hình dung một bài viết sẽ như một quyển sách thu nhỏ, trong đó có các chương, các mục. Một bài viết trơn tuột mà không có điểm nhấn sẽ tạo một sự nhàm chán cho người đọc và cả chính các bộ máy tìm kiếm như Google.

Áp dụng các thẻ H1, h2, h3, h4, bold, list, quote…. vào các tiêu đề, các chương, các mục và các từ khóa không những làm tăng hiệu quả trình bày với người đọc, mà có tác dụng rất lớn đến việc phân loại và xếp hạng từ khóa trong bài viết của Google.

Việc sử dụng hình ảnh đúng các trong bài viết góp phần không nhỏ vào yếu tố thăng hạng. Hãy nhớ rằng, nếu có 100% lượt tìm kiếm, thì sẽ có 95% là tìm kiếm nội dung, 5% còn lại tìm là kiếm hình ảnh. Đừng để mất những lượt tìm kiếm quý báu này.

Các hình ảnh nên được đặt tên trùng với nội dung hoặc bổ xung cho bài viết

Các hình ảnh nên đặt tên trùng với từ khóa hoặc cụm từ khóa của bài viết.

Hãy nhớ viết chú thích (caption) và nội dung (description) cho hình ảnh minh họa để nâng cao khả năng được tìm thấy của hình ảnh trên các công cụ tìm kiếm, và để tăng chất lượng, thẩm mỹ cho bức ảnh.

Tiêu đề là ấn tượng đầu tiên với người đọc. Nếu đủ hấp dẫn và thu hút, họ sẽ click, còn không họ sẽ bỏ qua. 

Để được ấn tượng và khiến người đọc nhớ đến và lên Top trên Google thì bạn phải đầu tư cho nó kha khá thời gian đấy:

Phải ngắn gọn, ấn tượng và khái quát được nội dung của bài viết. Chỉ nên có dưới 60 ký tựPhải riêng biệt nhưng phù hợp với nội dung bài viếtCó chứa các từ khóa cần tăng hạng trong bài viết nhưng không lạm dụng: nếu có đủ từ khóa trong bài viết rồi thì không nên quá lạm dụng ở tiêu đề nữa, nó sẽ gây phản cảm và khó chịu cho người dùng, đồng thời bị đánh giá là spam keywork với Google. Các từ khóa trên tiêu đề phải hợp với cách thức tìm kiếm và cách đọc tự nhiên của con người

Xem thêm: Tiêu đề là tất cả

Nếu là bạn, bạn sẽ đặt tiêu đề bài viết này của Phamen như thế nào?

Post slug (hay url) đơn giản, ngắn gọn, không qua nhiều tầng chuyên mục. Không chứa các từ không liên quan đến tiêu đề hoặc nội dung bài viết. Không chứa các số hay kí tự vô nghĩa: nếu cần phải có thì nên để ở cuối url.

Post slug là gì: chính một cái tên thân thiện của tiêu đề trong URL

Nếu URL của bài viết là: phamen.com/ky-thuat-seo-thu-thuat-tang-hang-website-dinh-cao

Thì domain là: phamen.com

Còn post slug là: /ky-thuat-seo-thu-thuat-tang-hang-website-dinh-cao

Một cô gái xấu xí thì dù có dùng công nghệ gì, trang điểm thế nào cũng không thể trở nên xinh đẹp. Nó chỉ giúp cô ấy nhìn đỡ “đẹp” hơn chứ khó có thể làm cho cô ấy trở nên quyến rũ.

Cô gái có một cái tên ấn tượng (tiêu đề), một vẻ đẹp rạng ngời (nội dung hay và đặc sắc) và biết trang điểm đúng cách (hình ảnh và cách trình bày của bài viết) thì sẽ có một sức hút lạ kỳ mà không ai có thể rời mắt khỏi cô ấy.

Nội dung là vẻ đẹp tự nhiên mà khó có công nghệ, kĩ thuật hay thủ thuật SEO nào sánh bằng. Hãy tập trung cho kỹ năng viết và xây dựng nội dung thật tốt cho bài viết vì nó chiếm đến 80% sự thành công của bạn.

Xem thêm: Thủ thuật SEO: -Viết hay vs Hay viết

SEO - Tối ưu hóa kỹ thuật và thiết kế cho Website. Ảnh: Yoptimize.meSEO – Tối ưu hóa kỹ thuật và thiết kế cho Website. Ảnh: Yoptimize.me

Domain không phải là một yếu tố quyết định cho thành công của bạn. Tuy nhiên, nếu nó hợp với chiến lược, mục đích và chủ đề mà bạn lựa chọn thì lại có tác dụng không hề nhỏ trong việc tăng hạng (rank) trên Google và phát triển thương hiệu trong lòng người đọc.

Domain nếu có các từ khóa liên quan đến chủ đề hay nội dung của bài viết thì rất tốt. Domain dễ đọc, dễ nhớ và nên kèm với các tên miền thông dung: .com .net, .org, …. Nếu không tìm được tên miền ưng ý với đuôi thông dụng, hãy sử dụng tên miền khác. Không nên sử dụng domain có đuôi lạ lẫm vì có thể gây phân vân cho người đọc. Chỉ sử dụng những đuôi lạ (.shop, .tv., .bussiness, .club, .photography,…) khi nó thực sự hợp với tên miền và mục đích của bạn: liverpool.club, vtv.tv, banhang.shop…

Google chính thức công bố rằng các trang web sử dụng giao thức HTTPS (SSL certificate) sẽ được ưu ái hơn những trang chỉ sử dụng giao thức HTTP thường.

HTTPS đặc biệt cần thiết khi website của bạn liên quan đến ngân hàng hay các giao dịch thanh toán. Không chỉ giúp ích cho việc tăng hạng SEO mà còn cả mức độ tin tưởng của người dùng.

Responsive có thể hiểu đơn giản là khả năng tự động tương tác của trang web trên các thiết bị khác nhau (trên desktop, tablet và mobile) và trên các màn hình có độ phân giải khác mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng hiển thị, điều hướng và tương tác với người dùng.

Sau khi thay đổi lại thuật toán, Google cũng công bố rằng việc các trang web Responsive hay Mobile-friendly sẽ được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm.

Responsive không chỉ giúp cho Google hay các bộ máy tìm kiếm khác, mà còn giúp cho chính độc giả của bạn.

Ví dụ: phamen.com/?category=3&post=100&tag=seo

Gây bối rối cho Google vì nó không hiểu phải scrawl bắt đầu như thế nào, truy tìm những đâu. URL dạng này gây tốn tài nguyên cho cả Google và Server của chính bạn.

Ví dụ: phamen.com/ki-that-seo-toi-uu-hoa-dinh-cao-cho-website

Rất tốt, dạng đường dẫn tĩnh này còn có chứa Post slug – tên thân thiện của bài viết giúp tăng hiệu quả SEO. Ngoài ra, nó cho phép Google tìm được đường đi thẳng vào nội dung bài viết, giúp giảm tải thời gian lục lọi trên server của bạn.

Nếu file JS và CSS bị block, Google không thể truy cập được các chức năng hay không dựng được một trang hoàn chỉnh mà mình thiết kế cho website.

Việc cho phép Google xem các file JS hay CSS giúp nó hiểu được trang web của bạn đang hoạt động bình thường, giúp tối ưu ranking của website. Đây là yếu tố mà Google đã chính thức tuyên bố trên blog của họ.

Nếu website của bạn là một tòa lâu đài lộng lẫy với nhiều cửa và nhiều phòng thì Robots.txt chính là chìa khóa của những căn phòng đó. Không phải lúc nào bạn cũng cho phép người ta xâm nhập vào những nơi riêng tư hay bí mật của bạn. Nó giúp cho phép các bộ máy tìm kiếm được phép và không được phép vào những nơi bí mật hoặc không có tác dụng trong  việc tăng hạng cho website của bạn.

Block các thư mục, các khu vực hoặc các vùng để bảo mật hoặc không muốn cho các SE nhòm ngóBlock các thư mục trên máy chủ không chứa nội dung gì cần thiết hay liên quan cho trang của mình như: /backup/, /stats, /fast-cig/, /log/, /temp/, /cache/….

Để báo cho các Search engine biết đây là nội dung ưu tiên để đánh chỉ mục.

Nếu bài viết được đánh dấu ở nhiều chuyên mục (categories) hay nhiều từ khóa (tags) thì đây là url ưu tiên để indexNếu có nhiều bài viết giống nhau hay na ná nhau thì đây là bài viết hay nội dung ưu tiên cần index

Việc sử dụng meta keywork đã lỗi thời và đã chính thức bị các bộ máy tìm kiếm loại bỏ.

Tuy vậy, việc sử dụng meta description vẫn còn hữu ích, chúng ta vẫn nên sử dụng nhưng không lạm dụng, và phải thật hợp lý.

Meta desctipton là phần chứa nội dung mô tả của bài viết và nó cũng thường (không phải luôn luôn) được sử dụng trên các kết quả tìm kiếm của Google.

Nên viết ngắn ngọn, bao quát được nội dung nhưng phải hợp với cách đọc tự nhiên của con người. Nên khéo léo chứa các keywork có trong bài viết, nhưng tránh nhồi nhét gây phản cảm cho cả người đọc và Google.

Sử dụng để cho phép SE đánh chỉ mục (index) hoặc không (noindex) những thứ không liên quan hoặc không có tác dụng cho nội dung của bài viết.

Các mục như Author, Archives, tags…. Trang login, tạo tài khoản, quên mật khẩu…Các comment của độc giả…

Để cho phép hay không các SE sẽ tiếp tục đi theo một link nào đó trên trang khi nó nhìn thấy trong bài viết hay trên trang web.

Nếu là Inbond link: thì nên cho follow để Google tham chiếu đến các bài viết khác giúp tạo site link tối hơn. Nếu là Outbound link:nên cân nhắc việc sử dụng nofollow để tránh làm tổn hao đến thứ hạng của bài viết.

Sitemap.xml là một bản đồ của website, trên đó còn có hướng dẫn mức độ ưu tiên và mức độ thường xuyên cập nhật của nội dung của từng bài viết, của chuyên mục. Sitemap giúp cho Google có một cái nhìn tổng quát, đường đi và cách thức đánh chỉ mục cho website được thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Google Webmaster Tools, Google Analytics, Bing Webmaster Tools,. Đây là những công cụ tuyệt vời giúp bạn kiểm tra về các từ khóa quan trọng và xếp hạng các từ khóa của website, cách tối ưu hóa thiết kế và nội dung, nguồn traffic và các liên kết tới website, thói quen, giới tính và độ tuổi, hệ điều hành, web browser và độ phân giải màn hình mà người dùng thường sử dụng… Từ đó có những thay đổi và điều chỉnh hợp lý nhất cho website của mình.

Đừng coi thường điều này nhé. Tốc độ là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và đánh giá của Google về chất lượng website của bạn. Tốc độ tải trang quá chậm sẽ làm người dùng mất kiên nhẫn và bỏ qua. Hơn nữa nó còn bị Google đánh tụt vị trí xếp hạng (rank) trên các công cụ tìm kiếm. Hãy cố gắng thiết kế một trang web nhẹ nhàng để có tốc độ nhanh nhất có thể.

Quảng cáo, tạo fanpage Facebook, Google +, Twitter, Linkedin, Pinterest,… comment ở các blog khác, giới thiệu trên các diễn đàn…

Tăng Rank rất khó, nhưng bị phạt thì cực dễ. Ảnh: doyneews.comTăng Rank rất khó, nhưng bị phạt thì cực dễ. Ảnh: doyneews.com

Để các bộ máy tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… để ý và nâng hạng là rất khó, nhưng để họ phạt thì lại cực kì dễ. Lỗi có thể là do chủ quan hay khách quan và bạn có thể bị phạt bất cứ lúc nào. Do vậy, hãy chú ý tránh các lỗi sau để được “an tâm trong quá trình sử dụng”.

Trùng lặp nội dung với các site khác: 50%Trùng lặp nội dung với các bài khác trên cùng site: 10%

Google và các bộ máy tìm kiếm rất chú trọng đến việc tự sản xuất nội dung, vì vậy việc copy lại nội dung từ nơi khác về đăng trên website của bạn là một điều tối kị.

Cùng với đó, việc có quá nhiều nội dung trùng lặp trên cùng một website cũng là điều nên tránh. Nếu có thể, hãy viết lại và gộp chúng thành một.

Xem thêm: Copy và Paste – Cách để thành công?

Trong nội dung toàn chứa các từ khóa và cụm từ khóaCác từ khóa hay cụm từ khóa xuất hiện quá nhiều hoặc liên tiếp gây mất tự nhiên cho câu văn và phản cảm cho người đọc. Google hiểu và ưu tiên cho cách viết tự nhiên thân thiện với người đọc, vì vậy đừng cố đánh lừa nó. Có quá ít nội dung trong bài viết hoặc nội dung quá sơ sài. Nội dung không khác biệt với các bài viết khác trên cùng website của mình

Nếu một bài viết chưa hoàn thành hoặc chưa có nội dung thì tốt nhất không nên publish nó.

Đăng một bài viết dở dang, chưa hoàn thành là một điều tối kị với người đọc và GoogleĐăng một bài viết chỉ có tiêu đề mà không có nội dung cũng là điều tối kị nên tránh. Đừng cố tạo quá nhiều từ những nơi không thật sự chất lượng. Đừng cố tạo backlink từ những nội dung rác hay nội dung mà Google cấm.

Trên đây là những điều cơ bản, hết sức cơ bản mà bạn cần phải biết để tối ưu hóa cho trang web của mình. Hãy khoan nghĩ tới những thủ thuật SEO cao siêu, hãy làm thật tốt những kĩ thuật cơ bản đã. Khi đã làm tốt các điều kể trên thì tức là các bạn đã thành công đến 95% rồi đấy.

Thủ thuật SEO rất tốt, nhưng nội dung tồi thì sẽ mãi không bao giờ ngóc đầu lên được.

Kỹ thuật SEO có thể lỗi, nhưng nội dung hay thì sẽ giúp xóa nhòa mọi khoảng cách.

Xem thêm: Kỹ thuật SEO tăng hạng – sự diệu kỳ của nội dung

Và để đi tới cái kết cho bài viết này, một lần nữa Phamen lại xin nhấn mạnh rằng:

Nội dung hay và hấp dẫn là đỉnh cao, là khởi nguồn của mọi kỹ thuật và thủ thuật SEO giúp nâng hạng Website tốt nhất và bền vững nhất.

Hãy làm cho người đọc nhớ và tự tìm đến bạn, đó mới là cái đích cuối cùng của sự thành công!

Chào thân ái và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Phamen – Phạm Minh Hiển

Phamen

Tái bút: Nếu bạn đã đọc bài viết này và cảm thấy có ích:

Xin hãy giới thiệu đến mọi người bằng cách link đến bài viết này.Hãy Like, Tweet và chia sẻ trên các mạng xã hội ở những nút phía dưới.
Labels:

Đăng nhận xét

Author Name

Spash screen

Your Autoblog

Your Autoblog

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.