tháng 2 2017

Kiếm tiền qua trả lời khảo sát hay Paid Survey là một hình thức kiếm tiền có thực trên mạng. Nó dựa trên nguyên tắc một công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến đứng ra thu thập ý kiến của số đông giống như khảo sát về một vấn đề nào đó, trả tiền cho người trả lời và thu tiền của công ty muốn có được kết quả. Thông thường một công ty muốn khảo sát về một mặt hàng nào đó, họ phải điều tra thị trường bằng lập ra 1 bảng câu hỏi, sau đó lập thành form khảo sát, thuê người đi hỏi từng người một, thống kê lại và ra kết quả. Từ khi có mạng Internet, việc khảo sát qua Internet dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu khảo sát offline, tức là nhân viên đi hỏi từng người một, thường có một món quà nhỏ như một gói quà hay một món đồ nào đó, thì trên Internet, việc trả công rất khó. Vì thế các công ty kinh doanh dịch vụ khảo sát trả tiền ra đời. Các công ty trung gian này họ nhận các yêu cầu khảo sát từ các công ty muốn điều tra thị trường, lập bảng câu hỏi sau đó gửi lên hệ thống của mình. Đồng thời hệ thống của họ cũng tập hợp một số lượng lớn các thành viên có phân theo các tiêu chí tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, sở thích v.v. và họ bắt đầu phân loại xem khảo sát nào phù hợp với đối tượng nào, áp một mức phí trả pay-out phù hợp, rồi gửi đến những thành viên của họ. Các thành viên trả lời các khảo sát đó, thu được tiền cho mình, còn công ty thì được kết quả. Việc này hoàn toàn hợp pháp và rất được khuyến khích vì nó tiết kiệm chi phí rất nhiều cho các doanh nghiệp muốn điều tra thị trường, thông thường chi phí làm khảo sát trực tuyến rẻ hơn làm khảo sát thông tường từ 3 – 5 lần.
Chỉ có một vấn đề là làm khảo sát thông thường, phỏng vấn viên có thể kiểm chứng được câu hỏi bằng cách quan sát, còn khảo sát online thì không thể. Có rất nhiều công ty khảo sát như thế này nhưng hiện tại người khảo sát chỉ nên tham gia một số công ty đảm bảo uy tín và chắc chắn có chi trả. Theo: wikipedia

Khảo sát trực tuyến là một hình thức kiếm tiền online khá phổ biến ở Việt Nam, có lẽ bởi sự đơn giản, ai cũng có thể tham gia kiếm tiền, không đỏi hỏi nhiều kiến thức về máy tính hay chiến thuật, chỉ cần biết tạo tài khoản trên các trang mạng là làm được.

Vinaresearch – trang khảo sát kiếm tiền tốt nhất của Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết đăng ký và kiếm tiền với VinaResearch

Vào trang đăng ký theo link sau: http://vinaresearch.com/dang_ky

Sau khi đăng ký theo link trên bạn có thể đăng nhập để xem danh sách khảo sát bạn vào “Danh sách khảo sát” trên thanh menu trên cùng.

Danh sach khao sat online tai vinaresearch

Bảng danh sách khảo sát

Tại đây bạn sẽ thấy bảng danh sách các khảo sát cùng với số điểm sẽ đặt được sau khi hoàn thành mỗi cuộc khảo sát tương ứng. Để làm khảo sát bạn nhấp vào “Đăng ký“ứng với khảo sát muốn làm, rồi trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách điền hoặc tích vào những câu trả lời đúng với bạn nhất, thường là các câu hỏi về bản thân bạn, hỏi về nhu cầu sử dụng của bạn đối với một sản phẩm nào đó. Sau khi hoàn thành bạn sẽ được cộng ngay số điểm tương ứng.

tra loi cau hoi khao sat online kiem tien

Infoq.vn là một trang web khảo sát thị trường từ những thành viên đăng ký tài khoản, bạn sẽ phải làm việc để kiếm số diểm của bạn, sau đó quy ra thành tiền, cụ thể là 1 điểm tương đương với 100đ, 500 điểm là có thể rút về tiền mặt hoặc thẻ cào điện thoại, 500 điểm = 50.000đ.

infoq
Làm sao để kiếm tiền?
Như ở trên mình đã nói,InfoQ sẽ trả một phần lợi nhuận hay trả công cho các thành viên tham gia khảo sát. Như vậy hình thức kiếm tiền chính đó là trả lời câu hỏi khảo sát
Hàng tuần Infoq.vn sẽ gửi các câu hỏi khảo sát, mỗi cuộc khảo sát khoảng 10 câu hỏi, thành viên tham gia trả lời bằng cách tích vào các đáp án mà mình cảm thấy đúng, phù hợp với bản thân. Sau khi trả lời hết các câu hỏi của mỗi cuộc khảo sát thành viên được cộng từ 10 đến hơn 100 điểm, tùy từng đợt.
Hình thức khác.
Ngoài 2 hình thức bạn có thể kiếm điểm qua các hình thức khác như tham gia cuộc thi, gửi bài giải trí, khảo sát xổ xố,…

Ipanelonline của Việt Nam đã tồn tại và hoạt động uy tín trên 4 năm. Trang web Ipanelonline đã có hàng triệu người tham gia và nhận được tiền từ nó, tuy số tiền này không nhiều nhưng đây cũng là một phương pháp kiếm tiền trên mạng điển hình với ngôn ngữ Tiếng Việt, dễ dàng để tham gia hơn hầu hết các khảo sát, suvey, offer bên nước ngoài.

Bạn hãy làm theo hướng dẫn từng bước bên dưới để đăng ký và kiếm tiền với Ipanelonline

Đầu tiên bạn click đây để vào trang chủ, sau đó chọn lại phiên bản cũ như hình (vì phiên bản mới bị lỗi đăng ký)

ipanel-1

Tiếp theo click vào đây để vào trang đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn bên dưới

Điền đầy đủ các thông tin bao gồm tên, nickname,email, mật khẩu và mã xác nhận như trong hình:
ipanelonline-vn-kiem-tien-tren-mang

Trên đây là những website khảo sát trực tuyến hiện đang uy tín nhất tại Việt Nam, do tôi tổng hợp lại. Công việc làm khảo sát rất nhàn, có trang nhiều lúc cả tuần mới có 1 đến 2 khảo sát cho bạn làm trong 15 phút, do vậy để nhận được nhiều khảo sát hơn, cũng như muốn kiếm được nhiều tiền hơn, tôi khuyên các bạn nên tham gia hết cả 8 trang tôi giới thiệu ở trên, còn nếu không muốn tham gia hết thì hãy lựa chọn tham gia những trang trên đầu trước nhé! tức là ưu tiên theo thứ tự lần lượt trong bài viết.

Sau nhiều tuần chờ đợi kể từ phiên bản WordPress 4.7 Beta ra mắt với nhiều tính năng tuyệt vời, thì hôm nay phiên bản chính thức đã bắt đầu ra mắt và mọi người có thể nâng cấp lên. Nếu muốn bạn có thể nên đợi phiên bản 4.7.1 ra mắt hãy nâng cấp để ổn định hơn, vì theo kinh nghiệm của mình thì phiên bản đầu tiên bao giờ cũng nhiều lỗi phát sinh hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng nên điểm danh qua các chức năng có trong phiên bản WordPress 4.7 này và mình chắc chắn có vài tính năng mà bạn trông chờ bấy lâu nay đó.

Một vấn đề chúng ta hay gặp trước đây đó là không thể dùng ngôn ngữ ở trang quản trị khác với ngôn ngữ ngoài website. Thông thường nhu cầu của chúng ta là ngôn ngữ hiển thị ra bên ngoài website là tiếng Việt, nhưng trang quản trị là tiếng Anh vì nhiều bài hướng dẫn họ viết dựa trên trang quản trị là tiếng Anh nên dùng ngôn ngữ khác không biết đâu mà lần.

Với phiên bản WordPress 4.7, chúng ta đã có thể thiết lập ngôn ngữ tại trang quản trị riêng cho từng người dùng bằng cách truy cập vào Users -> Your Profile và chọn phần Language.

wp47-dashboardlang

Và ở phần Settings -> General bạn có thể thiết lập ngôn ngữ chính của website là gì tùy thích thì trang quản trị vẫn là tiếng Anh.

wp47-twentyseventeen

Phiên bản mới kèm theo giao diện mới là truyền thống hàng trăm năm nay của WordPress rồi nên lần này là giao diện Twenty Seventeen với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh xảo, font chữ tối ưu cho mọi ngôn ngữ và mọi trình duyệt, hệ điều hành.  Với giao diện này người dùng có thể thay đổi ảnh banner trên đầu trang và màu sắc tùy thích, và một cải thiện mới của WordPress là bây giờ người dùng có thể sử dụng video chèn vào phần đầu trang nếu giao diện có hỗ trợ, ví dụ như giao diện Twenty Seventeen này chẳng hạn.

Chúng ta thường thêm các đoạn CSS cần tùy chỉnh vào thẳng tập tin style.css trong theme nhưng sẽ bị mất khi cập nhật lại theme. Chúng ta có thể sử dụng child theme nhưng một cách đơn giản hơn đó là cài plugin hỗ trợ nhúng CSS thẳng vào website.

Với phiên bản WordPress 4.7, bạn không cần cài thêm plugin nào nữa mà có thể chèn CSS tại mục Appearance -> Customize -> Additional CSS.

wp47-customcss

Tuy nhiên hiện tại họ vẫn chưa hỗ trợ Highlight Syntax để dễ nhìn hơn, nếu bạn muốn Custom CSS mà có hỗ trợ highlight syntax thì có thể dùng plugin TJ Custom CSS.

wp47-editshortcut

Bây giờ bạn sẽ không cần phải đi mò mẫm trong cái trang tùy chỉnh của theme để tìm phần mà mình muốn sửa, bây giờ bạn có thể sửa nhanh bằng cách nhấp vào nút sửa nhanh màu xanh có trên giao diện. Nút này có tác dụng để sửa widget, tiêu đề trang và mô tả của trang.

wp47-improvemenu

Bây giờ khi bạn vào phần sửa menu tại trang Customize, bạn có thể tạo một trang mới ngay tại đó và thêm vào menu thay vì trở lại phần quản lý trang và tạo trang mới rồi truy cập vào lại. Việc này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu bạn cần thêm nhiều trang mà bạn chưa có lên menu, sau khi tạo xong thì có thể điền nội dung vào sau.

wp47-pdfthumbnail

Bây giờ khi upload tập tin PDF lên website thì nó cũng sẽ tự tạo ra ảnh đại diện dựa trên trang đầu tiên của tập tin PDF đó.

wp47-posttemplate

Page Template là một tính năng tuyệt vời để chúng ta tạo ra các trang với cấu trúc được định sẵn. Bây giờ các bài viết (post) cũng đã hỗ trợ tính năng này. Cách tạo cũng đơn giản đó là thêm một tập tin .php vơi tên bất kỳ và xác định post template với đoạn sau:

Trong đó, Template Name là tên của template và Template Post Type là tên post type cần sử dụng template này. Dĩ nhiên bạn có thể sử dụng một template cho cả Post lẫn Page.

Tính năng này sẽ thật sự là một bước đột phá cho những ai yêu thích việc thiết kế theme vì có rất nhiều ứng dụng trong việc này. Chúng ta hãy chờ xem các theme mới sau này được sinh ra sẽ tận dụng tối đa tính năng này nhé.

Ảnh: https://make.wordpress.org/core/2016/10/04/custom-bulk-actions/ Ảnh: https://make.wordpress.org/core/2016/10/04/custom-bulk-actions/

Giờ đây các lập trình viên có thể can thiệp vào phần Bulk Action của WordPress và thêm một hành động tùy thích vào vì chức năng này trước đây chủ yếu dùng trong việc sửa hoặc xóa nhiều bài viết thôi.

Ngoài những tính năng mới tiêu biểu mình đề cập ở trên thì phiên bản WordPress 4.7 này cũng thêm một số chức năng khác vào mã nguồn mà bạn có thể xem đầy đủ tại đây để rõ hơn, đặc biệt là WP REST API.

Sau khi trải nghiệm qua mình thấy WordPress 4.7 thật sự là một đợt cập nhật có giá trị khi có nhiều tính năng mà mình đã từng mong muốn được có trước đây, không biết các bạn thì sao?

Nếu website của bạn đang dùng ít plugin thì có thể cập nhật lên phiên bản 4.7 ngay bây giờ vì mình thử cập nhật ở nhiều trang cũng chưa thấy có lỗi phát sinh nào. Một phần là trong bản cập nhật này đa phần là thêm tính năng mới vào mã nguồn chứ không có sự thay đổi nào trong mã nguồn có thể xung đột với các plugin hay theme. Nhưng nếu bạn lo lắng thì có thể backup trước rồi cập nhật hoặc đợi phiên bản 4.7.1 nhé.

Mặc định mỗi website con trong mạng WordPress Multisite chỉ có 2 định dạng là subdomain hoặc subdirectory. Tuy nhiên chúng ta vẫn có giải pháp sử dụng tên domain cho từng website như một website riêng thật sự bằng cách sử dụng plugin.

Trước khi thiết lập domain riêng cho website con, bạn cần phải trỏ domain về host và thêm nó vào trong host ở cùng thư mục website. Dưới đây là các cách thêm domain vào host ở từng môi trường khác nhau.

Đối với host dùng cPanel

Nếu bạn dùng host sử dụng cPanel thì hãy tìm mục Aliases (giao diện mới) hoặc Parked Domain (giao diện cũ) và thêm domain cần sử dụng cho website con vào. Lưu ý mã nguồn của website phải nằm ở thư mục public_html.

Nếu mã nguồn nằm ở một thư mục con trong public_html, hãy vào phần Addon Domain và thêm domain vào, thiết lập thư mục vào đúng thư mục đang chứa mã nguồn website.

Đối với VestaCP

Nếu bạn dùng máy chủ riêng với VestaCP thì hãy sửa website trên VestaCP và điền tên miền cần làm tên miền riêng cho website con ở mục Aliases.

Đối với EasyEngine

Nếu bạn dùng EasyEngine thì hãy gõ lệnh ee site edit domain.com và nhập domain cần thêm vào mục server_name. Sau đó nhớ khởi động lại NGINX.

Bây giờ bạn hãy vào My Sites -> Network Admin -> Plugins và cài plugin WordPress MU Domain Mapping vào. Sau đó vào mục /wp-content/plugins/wordpress-mu-domain-mapping/ trên host và di chuyển tập tin sunrise.php về thư mục /wp-content/, hoặc bạn tải plugin về máy giải nén ra và upload tập tin sunrise.php vào /wp-content/ đều được.

Và chèn đoạn sau vào bên dưới define( 'SUNRISE', 'on' );

Và cuối cùng là truy cập vào My Sites -> Network Admin -> Settings -> Domain Mapping và điền IP của host vào mục Server IP Address và ấn Save. Nếu bạn không biết IP của host là gì thì hỏi nhà cung cấp host nhé.

Ô tê xong rồi, bây giờ chúng ta có thể thêm domain vào các website con.

Bạn truy cập vào My Sites -> Network Admin -> Settings -> Domain để bắt đầu thêm domain vào website con. Tại đây bạn nhập Site ID của website con và domain cần thêm vào rồi ấn Save lại là được.

Cách lấy Site ID

Bạn vào mục Sites -> All Sites và ấn vào nút Edit của website cần lấy ID, nhìn trên đường dẫn bạn sẽ thấy ngay cái số ID đằng sau.

Xong rồi, bây giờ nhấp vào domain vừa thêm để xem thành quả nào.

Khi sử dụng domain cho website con thì do bản chất các domain website con là alias của domain chính nên domain chính và các domain phụ thêm vào phải chung chứng chỉ SSL nếu bạn cần sử dụng giao thức HTTPS cho các website con.

Nếu bạn dùng Let’s Encrypt tự cài thì có thể tạo chứng chỉ cho nhiều domain với lệnh giống như dưới đây:

/opt/le/letsencrypt-auto certonly --standalone -d thachpham.net -d thachpham.info

Nếu bạn đã có chứng chỉ sẵn rồi và cần thêm domain vào thì dùng lệnh giống dưới đây:

/opt/le/letsencrypt-auto certonly --standalone --agree-tos \--email contact@thachpham.com \--expand -d thachpham.net,www.thachpham.net,thachpham.info,www.thachpham.info

Nếu bạn dùng host cPanel có hỗ trợ Let’s Encrypt như host tại AZDIGI thì bạn vào mục Let’s Encrypt SSL và ấn nút Reissue hoặc Issue và chọn các alias cần tạo chứng chỉ chung là được.

Khi dùng SSL, hãy nhớ vào Admin Network -> Sites -> All Sites -> Edit website cần thiết lập -> Settings và chọn đường dẫn là https như hình dưới.

Nhìn chung cách sử dụng domain riêng cho các website con có thể thiết lập hơi rối một chút nhưng cũng không khó để làm, ngoài ra mình cũng đã thử nghiệm với giao thức HTTPS và nó hoàn toàn hoạt động rất tốt.

Ở bài sau mình sẽ giới thiệu qua một số plugin rất hay dành cho WordPress Multisite mà bạn có thể cài vào sử dụng.

Nên cài ở website mới

Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm hiểu, bạn nên cài đặt WordPress Multisite ở một website mới để tránh bị lỗi ảnh hưởng đến website chính.

Việc cài đặt WordPress Multisite rất đơn giản mà chúng ta chỉ cần làm với 2 bước là xong. Trong bài hướng dẫn này mình sẽ làm trên một website mẹ với tên miền là thachpham.net, bạn có thể chọn tên miền nào bất kỳ và đã được cài đặt sẵn WordPress.

Bây giờ bạn mở tập tin wp-config.php của website mẹ cần kích hoạt tính năng này và chèn đoạn sau vào bên dưới define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true );

caidat-multisite1

Sau đó vào lại trang quản trị WordPress tìm mục Tools -> Network Setup để bắt đầu cài đặt.

caidat-multisite2

Nhưng trước khi chúng ta cài đặt thì cần xác định sẽ sử dụng kiểu WordPress Multisite nào, hiện tại nó có 2 kiểu là:

Subdomain: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng subdomain của website mẹ. Ví dụ wordpress.thachpham.net, seo.thachpham.net, hosting.thachpham.net,…Và nếu bạn dùng kiểu này sẽ cần thiết lập wildcard DNS như mình hướng dẫn phía dưới.Sub-directory: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng thư mục con. Ví dụ: thachpham.net/wordpress, thachpham.net/seo, thachpham.net/hosting,…

Phần Network Details bạn nhập tên mạng và địa chỉ email của người quản trị cao nhất vào nhé.

Sau đó nhấp nút Install để bắt đầu cài đặt. Nó sẽ chuyển bạn đến trang kế tiếp và bắt đầu chèn những code vào tập tin theo hướng dẫn. Cụ thể là chèn code phía trên vào bên dưới wp-config.php và code phía là thay thế các code có sẵn trong .htaccess (nếu bạn dùng Shared Host hoặc Apache Webserver):

caidat-multisite3

Nếu bạn dùng NGINX

Nếu bạn muốn dùng NGINX làm websever với PHP-FPM thì mình khuyến khích nên sử dụng EasyEngine và cài website WordPress có sẵn tính năng Multisite theo lệnh:

ee site create domain.com --wpsubdom # sử dụng subdomain cho website conee site create domain.com --wpsubdir # sử dụng subdirectory cho website con

Sau khi chèn xong các code theo yêu cầu bạn ấn nút Log In để đăng nhập lại và bây giờ bạn sẽ thấy trên menu quản trị có thêm phần My Sites để truy cập vào các website con.

caidat-multisite4

Thế là ta đã hoàn thành việc cài đặt WordPress Multisite.

Nếu bạn sử dụng kiểu đường dẫn của các website con là subdomain thì bạn phải thiết lập wildcard DNS bằng cách thêm một bản ghi vào DNS như sau:

* IN A 127.0.0.1

Trong đó bạn thay 127.0.0.1 thành IP của host chứa website. Dưới đây là ví dụ mình thiết lập wildcard DNS khi mình sử dụng DNS tại CloudFlare:

caidat-multisite-wildcarddns

Trong phần này bạn đã kích hoạt thành công tính năng WordPress Multisite rồi, việc còn lại chỉ là tạo ra các website con, quản trị và tối ưu lại cho nó. Những phần này mình sẽ trình bày ở bài viết tiếp theo.

Một trong những các tính năng thú vị nhất của WordPress nhưng chúng ta lại ít khi tận dụng đó chính là tính năng tạo một mạng lưới nhiều website trên một mã nguồn WordPress duy nhất, tính năng này họ gọi là WordPress Multisite. Trước đây nó có một tên khác là WordPress Multi User (WPMU) nhưng giờ chúng ta nên gọi là WordPress Multisite cho chính xác.

wordpress-multisite

WordPress Multisite là một tính năng có sẵn trong mã nguồn WordPress kể từ phiên bản 3.0 trở đi. Nó sẽ giúp chúng ta tạo ra một mạng lưới các website trên một mã nguồn WordPress duy nhất, và chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu website con dựa trên mạng lưới đó mà không cần phải cài đặt thêm mã nguồn riêng cho từng website.

Hầu hết nếu chúng ta có nhu cầu tạo ra một mạng lưới nhiều website liên kết với nhau trên cùng một máy chủ thì có thể sử dụng WordPress Multisite. Ví dụ như trang tutsplus.com có nhiều trang con như design.tutsplus.com, code.tutsplus.com, music.tutsplus.com và chúng ta có thể sử dụng WordPress Multisite để tạo nhiều trang con trong một mạng lưới như vậy, thậm chí có thể kết nối các người dùng ở mỗi website lại với nhau để họ có thể đăng nhập được trên bất kỳ trang nào trong mạng lưới.

Trước hết chúng ta sẽ cần biết lợi ích của việc dùng WordPress Multisite là:

Dễ dàng quản lý bản cập nhật của mã nguồn và của các plugin/theme bởi vì tất cả các website con trong mạng lưới đều dùng chung một mã nguồn, một phiên bản theme và plugin. Có thể tạo ra bao nhiêu website con tùy thích và dễ dàng phân quyền, quản lý nó. Tiết kiệm tài nguyên vì dùng một mã nguồn cho nhiều website sẽ tiết kiệm hơn là mỗi website một mã nguồn.

Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc không nên sử dụng WordPress Multisite khi:

Bạn cần mỗi website là một IP riêng vì các website con cho dù có dùng tên miền riêng đi chăng nữa cũng chỉ là trỏ đến IP của website mẹ nên không thể dùng IP riêng cho các website con. Nếu chủ nhân của website con cần cài plugin/theme riêng cho từng website vì các website con sẽ sử dụng các plugin/theme mà website mẹ cài sẵn. Bạn cần database riêng bởi vì tất cả các website con trong một mạng lưới sẽ dùng chung một database, chỉ là nó có những bảng dữ liệu riêng.

Nhìn chung nếu bạn cần xây dựng một hệ thống website mà bạn tin rằng sẽ không có sự khác biệt quá lớn về hình thức thì có thể dùng tính năng này.

Bây giờ có thể bạn đã hiểu sơ sơ qua về WordPress Multisite rồi, và nhớ lưu ý đọc qua xem WordPress Multisite có phù hợp với bạn hay không. Nếu tính năng này phù hợp, hãy chuyển qua bài kế tiếp để bắt đầu cài đặt nó nào.

Sau khi đã kích hoạt xong tính năng Multisite trên WordPress ở bài trước, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu tạo ra các website con và bắt đầu làm quen với khu vực trong trang quản trị các website.

Khi đã kích hoạt tính năng Multisite lên bạn phải truy cập vào trang quản trị riêng của nó để tạo website, cài theme và plugin cũng như chỉnh sửa các thiết lập. Để truy cập vào phần này bạn vào liên kết My Sites -> Network Admin -> Dashboard.

Tại đây bạn sẽ tìm thấy một số mục quản lý chính, có lẽ mình không cần giải thích chi tiết qua vì chỉ có vài chức năng thôi.

Để tạo website con, bạn tìm mục Sites -> Add New. Tại đây bạn sẽ nhập tên của website, đường dẫn, email của người quản trị và ngôn ngữ của website.

Sau đó để truy cập vào trang quản trị riêng cho website con vừa tạo bạn có thể vào mục Sites -> All Sites và ấn nút Dashboard của website cần truy cập.

và trong trang quản trị của website con, bạn có thể làm tất cả mọi việc như một website riêng ngoại trừ cài mới plugin và theme vì việc này sẽ làm ở website mẹ.

Website con trong WordPress Multisite không thể tự cài plugin và theme nên bạn sẽ cần cài đặt ở trang Network Admin rồi mới kích hoạt riêng cho từng website con.

Chúng ta quay lại trang My Sites -> Network Admin -> Dashboard để cài theme và cài plugin như thông thường. Sau khi cài xong bạn phải kích hoạt bằng cách chọn Network Enable thì các website con mới có thể dùng được.

Sau đó bạn truy cập vào website con và sẽ sử dụng được các theme mà chúng ta đã kích hoạt.

Đối với plugin thì khác một chút, bạn chỉ cần cài vào thôi và website nào muốn sử dụng bạn có thể vào trang quản trị của từng website để kích hoạt lên chứ không cần kích hoạt ngay tại trang Network Admin.

Nếu bạn nhấp vào nút Network Enable vào theme mà mình đã hướng dẫn ở trên thì toàn bộ các website trong mạng sẽ đều có thể dùng theme đó. Tuy nhiên chúng ta có thể kích hoạt riêng một theme nào đó cho một website chỉ định.

Để làm việc này bạn vào mục Sites -> All Sites và nhấp vào nút Edit của website cần thiết lập.

Sau đó tìm mục Themes và nhấp nút Enable cho theme cần kích hoạt riêng với website này.

Quá đơn giản phải không nào và hiện nay tính năng Multisite của WordPress hoạt động khá chuẩn và dễ dàng chứ không như trước đây nữa nên việc cài đặt theme và plugin vào cũng dễ hơn, không cần thiết plugin hay theme phải hỗ trợ Multisite mới cài được.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn qua cách sử dụng tên miền riêng cho từng website trong mạng.

Tiếp thị liên kết (Affililiate Marketing) – một trong những chủ đề nóng hổi được cộng đồng MMO (kiếm tiền online) cũng như giới báo chí truyền thông đề cập trong thời gian gần đây. Có rất nhiều người tham gia kiếm tiền với tiếp thị liên kết vẫn chưa hiểu rõ được bản chất, cơ chế đo lường … từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nền tảng tiếp thị liên kết nào để hợp tác. Một trong số đó là cơ chế tracking “First click”“Last click”. Mình may mắn có tìm hiểu và làm thực tế cũng như nhận được chia sẻ từ nhiều bên khác nhau trong lĩnh vực Affiliate Marketing còn khá mới mẻ tại Việt Nam trong thời gian này khi mà thương mại điện tử hay các lĩnh vực kinh doanh trực tuyến ngày một nóng dần lên và trở thành một xu hướng tất yếu. 

co-che-first-click-accesstrade

 First click: Là việc hệ thống ghi nhận đơn hàng và tính hoa hồng cho kênh mà khách hàng tiếp cận đến đầu tiên trước khi thực hiện mua hàng trên website của nhà cung cấp.
Last click: Là việc ghi nhận đơn hàng và tính hoa hồng cho kênh cuối cùng tiếp cận khách hàng trước khi thực hiện mua hàng trên website của nhà cung cấp.

Đối với ACCESSTRADE, mình tham gia một thời gian và test hệ thống của họ và thấy được rằng họ  áp dụng cơ chế “last click” trong hệ thống và “first click” ngoài hệ thống, cụ thể như sau:
– Cơ chế “last click” trong hệ thống ACCESSTRADE là như thế nào?

Nếu khách hàng cùng truy cập vào nhiều link affiliate của Publisher (đối tác) thuộc hệ thống ACCESSTRADE, khách hàng mua hàng/đăng ký/điền form ở link affiliate của Publisher nào cuối cùng, thì sẽ được tính cho Publisher (đối tác) đó.
– Cơ chế “first click” ngoài hệ thống: Nếu khách hàng cùng truy cập từ link affiliate của PublisherACCESSTRADE và các kênh khác nhau mà nhà cung cấp triển khai như Google, Email MKT, Facebook, Re-marketing, Re-targeting ……,trong đó khách hàng truy cập qua link affiliate của Publisher ACCESSTRADE đầu tiên và thực hiện hành động thành công thì publisher đó sẽ được tính hoa hồng. Điều này có lợi cho Publisher vì thông thường các nhà cung cấp (NCC) thường chạy rất nhiều kênh marketing khác nhau, bám đuổi khách hàng để chốt đơn hàng.
Đối với nền tảng tiếp thị liên kết khác hoạt động tại thị trường Việt Nam: Theo nghiên cứu và có test trực tiếp, mình  nhận thấy họ áp dung cơ chế “last click” trong hệ thống và “last click” ngoài hệ thống.
Cơ chế “last click” trong cùng hệ thống giống ACCESSTRADE nhưng cơ chế “last click” ngoài hệ thống sẽ gây khó khăn và bất lợi cho Publisher so với các nền tảng affiliate khác. Bởi nhà cung cấp không chỉ sử dụng duy nhất 1 kênh affiliate mà còn sử dụng rất nhiều kênh marketing khác nhau. Publisher sẽ mất rất nhiều nguồn lực để có được đơn hàng được tính hoa hồng. Đây chính là lí giải cho vấn đề mà nhiều đối tác thắc mắc với hệ thống chúng tôi khi so sánh với các bên khác với cùng chiến dịch quảng bá cho cùng một nhà cung cấp rằng hoa hồng của họ cao hơn. Tuy nhiên các đối tác thử đặt ra bài toán như sau: Nếu bạn có hai lựa chọn, lựa chọn thứ 1: bạn có thể bán một chiếc áo lãi 10.000đ và lựa chọn thứ 2: bạn có thể bán 10 chiếc áo có thể đến 20 chiếc áo với lợi nhuận là 8000đ trên một chiếc áo trong cùng một thời điểm, bạn sẽ lựa chọn phương án nào để được nhiều lợi ích nhất?
Đối với chương trình affiliate marketing khác, họ cũng áp dụng cơ chế “last click” trong hệ thống và “last click” ngoài hệ thống.
Cơ chế gây nhiều bất lợi cho Publisher rất nhiều bởi bản thân họ luôn đồng thời áp dụng rất nhiều kênh Marketing khác nhau, bám đuổi khách hàng rất tốt, thậm chí là việc support, gọi điện để chốt đơn hàng trong khi Publisher đang cố gắng xây dựng nội dung, bỏ tiền chạy quảng cáo … để được trở thành kênh cuối cùng mà publisher thông qua để mua hàng.

first-click-cua-accesstrade

– Với First click, không cần quan tâm trước đó khách hàng đi qua kênh nào, chỉ cần khách hàng đi qua link Publisher của ACCESSTRADE sẽ được bảo lưu kết quả trong thời gian lưu cookie từ 30 – 60 ngày.
– Cũng trong thời gian lưu cookie, khách hàng đi qua bất cứ kênh quảng cáo nào khác của nhà cung cấp như Google, Facebook,…., nếu phát sinh đơn hàng thành công thì hoa hồng được tính cho Publisher của ACCESSTRADE.
– Thị trường Affiliate Việt Nam còn khá mới mẻ, Publisher cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực để đối đầu cạnh tranh với các mảng lưới quảng cáo lớn khác như GG, FB…khi nhà cung cấp triển khai đồng thời rất nhiều kênh marketing khác nhau. Nếu tính theo cơ chế “last click” thì rất khó để có đơn hàng được tính hoa hồng.
– Nghiên cứu con đường dẫn tới quyết định mua hàng online ở Việt Nam, bạn cũng sẽ thấy, để một người ra quyết định mua hàng online qua rất nhiều bước, từ tìm hiểu qua bạn bè, công cụ tìm kiếm, tham khảo bài review, mẫu quảng cáo … Cơ chế first click sẽ bảo vệ Publisher và khuyến khích Publisher cố gắng trở thành kênh đầu tiên dẫn khách hàng tới website của nhà cung cấp. Ngược lại, nếu tính cơ chế last click, Publisher sẽ rất khó khăn để bám đuổi thuyết phục khách hàng, trở thành kênh cuối cùng dẫn khách hàng tới website của nhà cung cấp.
– Thị trường thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ như trên thế giới, nơi mà khách hàng có thói quen mua sắm online, phát sinh các đơn hàng trực tiếp trên website của nhà cung cấp hoặc qua 1 vài kênh affiliate của publisher.

– Trên thế giới, lĩnh vực affiliate phát triển bắt đầu từ năm 1996 với sự ra đời của chương trình tiếp thị liên kết Amazon. Thời điểm này chưa có các kênh quảng cáo re-targeting, re-marketing, khi đó, luật “last click” không ảnh hưởng nhiều tới quyền lợi của publisher cũng như thúc đẩy publisher cố gắng hoạt động hiệu quả để trở thành kênh cuối cùng dẫn khách hàng về website Amazon.
– Hiện tại, đã xuất hiện các hình thức re-targeting, re-marketing thì lĩnh vực affiliate đã hình thành và phát triển tốt, affiliate trở thành 1 kênh quảng cáo trực tuyến hiệu quả, mạng lưới publisher chất lượng, thị trường kinh doanh trực tuyến, và thói quen mua sắm online của khách hàng, sự phát triển khủng của chương trình affiliate Amazon, họ vẫn giữ nguyên luật này. “Last click” là cơ chế phổ biến ở thị trường nước ngoài nhưng khó có thể áp dụng tốt ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn mới hình thành phát triển như hiện tại. Bởi vậy,“First click” vẫn là cơ chế ưu việt hơn cả cho Publisher tại thị trường Việt Nam, bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy sự phát triển cho cộng đồng Publisher.

Ngoài cơ chế “First click”“Last click” này, còn 1 điểm rất quan trọng mà hầu hết các publisher tham gia affiliate chưa để ý đó là cơ chế tính “Re-occurred”, “luật tính đơn hàng” hay việc tính hoa hồng cho các đơn hàng từ kênh affiliate của publisher như thế nào?

Đối với các nền tảng và chương trình affiliate marketing khác thì họ tính theo luật “đơn hàng đầu tiên”, có nghĩa là chỉ tính hoa hồng cho đơn hàng đầu tiên của khách hàng từ kênh affiliate của publisher. Sau khi đơn hàng đầu tiên trong thời gian hiệu lực của Cookies xảy ra và thành công, trình duyệt của khách hàng sẽ không còn cookies nữa, như vậy khách hàng có mua thêm các đơn hàng tiếp theo thì publisher cũng không được tính hoa hồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng tới tổng hoa hồng mà publisher có thể nhận được mặc dù tỷ lệ hoa hồng của kênh đó có chỉnh hơn chút xíu so với affiliate network khác bởi theo thói quen mua hàng, khách hàng không chỉ mua 1 đơn hàng của nhà cung cấp, họ mua rất nhiều và thường xuyên.
Nhưng với hệ thống affiliate marketing ACCESSTRADE, áp dụng cơ chế “Re-occurred”,tất cả các đơn hàng thành công trong thời gian lưu cookie đều được tính hoa hồng. Điều này rất có lợi cho Publisher, ACCESSTRADE hợp tác với hầu hết các thương hiệu uy tín trong lĩnh vực TMĐT như: Adayroi, Tiki, Nguyễn Kim, Mymall, Vuabanle, Yes24, Juno, Kidsplaza … và các thương hiệu đầu ngành trong các lĩnh vực khác như Tài chính – ngân hàng: ANZ, Timo, Du lịch: Mytour, Bookin, iVIVU, Gotadi … hay các lĩnh vực Công nghệ (Cốc Cốc), Giáo dục (Topica, Wallstreetenglish), Tuyển dụng (Vietnamworks), Làm đẹp (Saigon Smile Spa) …thì việc mua hàng trở lại hay tiếp tục sử dụng dịch vụ khác từ các nhà cung cấp là rất cao, và tất nhiên Publisher đều được tính hoa hồng cho các đơn hàng này.

Có rất nhiều cách gia tăng thu nhập tại nhà, trong đó kiếm tiền trên mạng với tiếp thị liên kết là một trong những cách kiếm tiền được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Nếu bạn là 1 blogger, SEOer, hay biết sử dụng các công cụ Marketing online và mong muốn gia tăng thu nhập thì nên tham khảo hình thức này.

kiếm tiền trên mạng tại nhà

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) không phải một cách thức kiếm tiền nhanh chóng và có kết quả cao ngay tức thì nhưng đó là một cơ hội gia tăng thu nhập thụ động và không giới hạn khi bạn tạo dựng cho mình một website, blog hay sử dụng các kênh mạng xã hội của mình để quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho các nhà cung cấp khác, và tất nhiên phải mất thời gian và công sức, kiên trì.

Trước khi bắt đầu tham gia kiếm tiền từ Affiliate, bạn cần hiểu rõ bản chất về lĩnh vực này.

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một chương trình hay nền tảng tiếp thị liên kết kết nối những Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ với người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống Đối tác, là đơn vị sở hữu website, blog hay các kênh mạng xã hội. Đối tác sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ từ nhà cung cấp chương trình/nền tảng tiếp thị liên kết khi quảng bá thành công sản phẩm, dịch vụ của Nhà cung cấp.

tiep-thi-lien-ket-voi-accesstrade

Khi bạn tham gia quảng bá thành công cho chiến dịch của Nhà cung cấp sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ từ Nhà cung cấp – Chương trình tiếp thị liên kết hoặc công ty trung gian cung cấp Nền tảng Tiếp thị liên kết. Hoa hồng được tính theo 2 hình thức cơ bản là CPS (Cost per Sale) theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị đơn hàng, giá trị sản phẩm/dịch vụ như mua hàng, booking phòng khách sạn, chẳng hạn khi bạn tham gia nền tảng ACCESSTRADE Affiliate, tham gia phân phối quảng bá cho Tiki, bạn sẽ nhận được hoa hồng lên tới 3,5% giá trị đơn hàng được thanh toán thành công, tỷ lệ hoa hồng tùy thuộc vào từng ngành hàng… và theo CPL (Cost per Lead) với mức hoa hồng nhất định tùy theo từng chiến dịch chẳng hạn bạn sẽ nhận được 640,000đ cho một form đăng ký tham gia kiểm tra học thử với chiến dịch Wall Street English ở ACCESSTRADE.

Đơn giản với blog, website hay các kệnh mạng xã hội khác, với kiến thức sử dụng các công cụ Digital Marketing  sẵn có, bạn tham gia quảng bá cho các chiến dịch của Nhà cung cấp thông qua các site của mình, khách hàng truy cập vào các kênh của bạn, thông qua banner, link bài viết dẫn đến site của Nhà cung cấp và phát sinh hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, điền thông tin … , mỗi hành động thành công sẽ được Nhà cung cấp và Nhà cung cấp nền tảng/chương trình tiếp thị ghi nhận kết quả và là căn cứ để thanh toán hoa hồng chia sẻ cho bạn.

Để lựa chọn chiến dịch, quyết định tham gia quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ nào, bạn cần phải xem xét tập trung vào 1 hoặc 1 số sản phẩm chủ đạo, phù hợp với thị trường. Sản phẩm càng phù hợp với thị trường, khách hàng càng phù hợp với sản phẩm bạn chọn, có khả năng thanh toán cho đơn hàng,  bạn càng có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn, và tất nhiên, bạn phải hiểu khách hàng và có các kênh quảng bá nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu này.

Chẳng hạn, khi bạn tham gia ACCESSTRADE Affiliate và phân phối cho chiến dịch Mở thẻ tín dụng ANZ, bạn cần hiểu rõ quy trình mở thẻ tín dụng của ANZ, nhóm khách hàng mục tiêu đủ điều kiện tham gia mở thẻ tại ANZ, bạn không thể nhắm đến đối tượng nam,nữ độ tuổi dưới dưới 21 tuổi, sinh sống khác Hà Nội, HCM và Bình Dương (1 số điều kiện bắt buộc của ANZ).

Với những người mới bắt đầu tham gia, có thể phân phối cho các chiến dịch đơn giản về CPL (Cost per Lead), bạn sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ khi người dùng hành động đăng ký, điền form thông tin.

Clickbank – Là một nền tảng Tiếp thị liên kết lớn nhất thế giới chuyên về các sản phẩm kỹ thuật số

CJ – CommissionJunction – Một trong những Nền tảng tiếp thị liên kết uy tín tại Mỹ, cung cấp đa dạng các lĩnh vực khác nhau.

Amazon – Chương trình Tiếp thị liên kết lớn cung cấp đa dạng các sản phẩm thuộc nhiều ngành nghề khác nhau

ACCESSTRADE – Đây là nền tảng tiếp thị liên kết đầu tiên đang giữ vai trò leading tại Việt Nam. Hợp tác với hơn 30 nhà cung cấp uy tín hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Thương mại điện tử (Adayroi, Tiki, Yes24 …), Giáo dục (Topica, Wall street English…), Du lịch (Mytour, Bookin, Abay …), Tài chính ngân hàng (ANZ, Timo …), Làm đẹp (Saigon Smile Spa)…

Việc lựa chọn chương trình/nền tảng Affiliate trước khi bắt đầu tham gia là rất quan trọng, tránh trường hợp bị scam-lửa bảo, bỏ rất nhiều công sức để bán sản phẩm nhưng bị quỵt tiền hoa hồng, không được thanh toán, tracking sai…. Có rất nhiều công ty cung cấp nền tảng Affiliate nhưng cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề sau:

Tìm hiểu chính sách thanh toán, tránh gặp rắc rối trong việc rút tiền, nhận tiền. Nếu bạn không nhận được tiền thì coi như bạn đang làm việc không công cho họ trong khi đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, chi phí…Xem xét các đánh giá (review) của chương trình này từ các forum, bạn bè, chuyên giaĐối với các chương trình Affiliate nước ngoài, cần xem xét họ có hỗ trợ chấp nhận Việt Nam hay không? Các hình thức thanh toán của họ là gì: Union, Paypal, Bank transfer, check…, và ở Việt Nam có hỗ trợ các hình thức đó hay không?

Trước khi bạn bắt đầu tham gia Affiliate, có thể tham khảo một số kinh nghiệm của mình:

Thiết kế website/blog. Nếu bạn chưa biết cách làm một website chuyên nghiệp, có thể bắt đầu bằng blog. Tạo 1 blog rất nhanh và đơn giản, có thể sử dụng 1 số theme miễn phí và quan trọng là nội dung – content tốt. Hãy biến những người truy cập site của bạn là khách hàng tiềm năng và trở thành người mua hàng. Chắc chắn trước khi bắt đầu làm site, bạn cần xác định rõ, sản phẩm, dịch vụ mình đang chuẩn bị bán là gì để có thiết kế và nội dung tốt nhấtTối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Hầu hết những đã truy cập vào website của bạn từ các công cụ tìm kiếm và những khách hàng tiềm năng, bởi họ đã thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ đó. Với một website mới, chưa có nhiều người biết đến, bạn cần đẩy mạnh SEO, ít nhất là Top 10 Google, hãy viết nội dung bằng trải nghiệm của người dùng, càng hấp dẫn, bạn sẽ sớm thành công. Liên tục rà soát website từ nội dung, banner quảng cáo. Theo dõi tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi từ nhấp chuột đến mua hàng thành công …. Đầu tư vào quảng cáo: Tùy vào sản phẩm, dịch vụ bạn tham gia phân phối, bạn có thể lựa chọn 1 số hình thức quảng cáo Google, Facebook … để bán hàng, thu hút lượt truy cập để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tracking và Tracking. Bạn cần tracking cẩn thận và chi tiết hiệu quả làm việc, có thể sử dụng Google Analytics để phân tích các số liệu về lượng truy cập, nguồn truy cập, thiết bị truy cập …. và điều chỉnh cho hợp lý nhất.

Như đã chia sẻ ban đầu, kiếm tiền từ Affiliate không phải dễ dàng 1 vài ngày có hiệu quả ngay được, với những người chưa từng kiếm tiền online (MMO) thì có thể lên tới 2-3 tháng mới có kết quả tốt. Bạn cần hết sức kiên trì, và cố gắng. Hãy làm việc hết mình, kết quả tốt đẹp sẽ đến với bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hình thức kiếm tiền online từ Affiliate.

Lưu ý: còn được bổ sung và tổng hợp…

Đối với nền tảng tiếp thị liên kết áp dụng recurring cho các dịch vụ (phí thành viên, khoá học), sản phẩm cố định trả theo định kỳ thì mỗi lần thanh toán tiếp theo của khách hàng bạn đã giới thiệu trước đây bạn đều được nhận 1 khoản hoa hồng cụ thể. Dạng này thường thấy ở các dịch vụ về hosting, domain, các dịch vụ liên quan đến gia hạn,… mức hoa hồng nhận được ở cơ chế recurring này thường có thể cố định hoặc có % ít hơn so với hoa hồng ban đầu. Và điểm tối ưu ở đây là bạn sẽ nhận được hoa hồng cho đến khi các khách hàng bạn giới thiệu không sử dụng dịch vụ đó nữa.

Trong mua sắm trực tuyến, các nền tảng triển khai tiếp thị liên kết có áp dụng cơ chế recurring comission, tức là ngoài % hoa hồng được nhận ở đơn hàng đầu tiên (nếu thành công) thì trong thời gian tiếp theo khách hàng này tiếp tục mua hàng thì bạn vẫn sẽ nhận được mức % hoa hồng tương ứng theo quy định của nhà cung cấp trên nền tảng đó (Các nền tảng hiện phổ biến ở Việt Nam là MasOffer, ACCESSTRADE, Adpia). Với điều kiện thời gian Cookie của bạn vẫn còn và chưa bị thay đổi bởi 1 kênh khác.

Trong trường hợp này các hệ thống hỗ trợ last click trong hệ thốngfirst click ngoài hệ thống sẽ giúp cho bạn gia tăng doanh số 1 cách tối ưu nhất. Vì với first click ngoài hệ thống các kênh remarketing và retarget (Quảng Cáo Google AdSense, Quảng Cáo Facebook, Email Marketing… các hình thức theo đuổi khách hàng) của các nhà cung cấp (tức là các website thương mại điện tử, dịch vụ bạn đang làm tiếp thị) đều góp phần hỗ trợ mang lại hoa hồng cho bạn, tức là khả năng bán được sản phẩm là RẤT CAO khi số lượng đơn hàng hàng ngày của họ lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn đơn hàng.

Lưu ý: Ở đây vấn đề lựa chọn để tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại mà mình vẫn hay đề cập đó là “Hãy chọn tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho các nhà cung cấp KHÔNG GHI ĐÈ COOKIE“, nếu bạn không biết nhà cung cấp nào đáp ứng điều đó trên MasOffer và ACCESSTRADE Việt Nam thì bạn cần hỏi bộ phận hỗ trợ của họ tư vấn cho bạn.

Bạn cũng nên tham khảo thêm ưu điểm, khuyết điểm của cơ chế First Click và Last Click tại Cơ chế First Click và Last Click – cơ chế nào sẽ bảo đảm quyền lợi của người làm tiếp thị liên kết?

Cơ chế hoạt động của reoccurred cũng như chính khái niệm của nó ở trên, mô tả một cách đơn giản nó hoạt động như sau:

1. Khách hàng click vào liên kết mà người làm tiếp thị liên kết giới thiệu (Các affiliater).

2. Hệ thống triển khai tiếp thị liên kết (ACCESSTRADE, MasOffer, Adpia) ghi nhận cookie và lưu trữ theo thời gian quy định chính sách của họ – thường là 30 ngày.

3. Khách hàng mua hàng/ thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ/ gói đăng ký -> người làm tiếp thị liên kết được nhận hoa hồng.

4. Cookie lúc này vẫn đang tồn tại và trong thời gian tiếp theo, Cookie chưa bị THAY ĐỔI (Affiliate khác nắm giữ)chưa hết hạn, nếu khách hàng đó tiếp tục mua hàng -> người làm tiếp thị liên kết đó vẫn tiếp tục được nhận hoa hồng.

Đối với recurring dịch vụ định kỳ, gia hạn… hệ thống sẽ ghi nhận khách hàng nào? của affiliater nào? và thực hiện tính toán hoa hồng cho các lần thanh toán tiếp theo của khách hàng đó.

Theo các thông tin hiện có ở 2 nền tảng mình biết và tìm hiểu thì họ đều áp dụng cơ chế reoccurred đó là ACCESSTRADE Việt Nam (AT), MasOffer (MO).

Bạn có thể tham khảo thêm các bài chia sẻ sau để hiểu rõ hơn về 2 nền tảng này:

Cơ chế reoccurred trong tiếp thị liên kết (Image: ACCESSTRADE Việt Nam) Cơ chế reoccurred trong tiếp thị liên kết (Image: ACCESSTRADE Việt Nam)

Một bài viết nói đến cơ chế recurring mà bạn có thể tham khảo tại ShoutMeLoud là “Best Recurring Affiliate Programs: Make Free Money For Life [2016]” (Thanks so much).

Để kiểm tra nền tảng tiếp thị liên kết bạn đang tham gia có hoạt động hay không? Mình sẽ tiến hành trực tiếp và thực tế như bên dưới nhằm mang lại kết quả tốt nhất so với lý thuyết. Nếu bạn muốn kiểm tra cơ chế này thì bạn cũng áp dụng các bước tương tự (Nhớ sử dụng thông tin đặt hàng, nhận hàng là từ các người bạn của bạn):

Lưu ý: đây sẽ là các test đơn hàng trực tiếp và được thực hiện có chủ đích cùng sự kết hợp của các tài khoản đang làm tiếp thị liên kết tại 2 đơn vị này, dĩ nhiên mình sẽ không dùng tài khoản của mình vì thực tế cả 2 đơn vị đều nắm rõ thông tin các tài khoản của mình.

Do đó, các kết quả sẽ có những độ chính xác tương đối chắc chắn về việc cơ chế reoccurred có được áp dụng hay không? có vấn đề không trong thời gian này ở 2 nền tảng này.

Cơ chế hoạt động tốt trong thời gian lưu trữ cookie TMĐT qua nền tảng ACCESSTRADE.

Cơ chế hoạt động tốt trong thời gian lưu trữ cookie TMĐT qua nền tảng MasOffer.

Chúc các bạn tham gia chương trình tiếp thị liên kết tại Việt Nam tốt và mong rằng chúng ta sẽ có nhiều chia sẻ hơn với nhau trong tương lai. Chung tay thúc đẩy tiếp thị liên kết và nền thương mại điện tử phát triển.

Recurring Affiliate Programs (Image: ShoutMeLoud.com)

Recurring Affiliate Programs (Image: ShoutMeLoud.com)

Chào bạn, tiếp thị liên kết Việt Nam hiện tại bạn thấy thế nào? nếu bạn đang ở đây hay bất cứ bài chia sẻ nào tại blog về affiliate marketing thì chắc bạn cũng ít nhiều quan tâm đến nó? Vào tầm cuối năm 2015 và từ năm 2016 nó rất rất sôi động đó nhé!

Với Affiliate Marketing thì mình không có chuyên môn và mình cũng không phải chuyên gia, và cũng chưa có thành tựu gì to lớn hay được vinh danh như rất nhiều điển hình khác ở mảng này nhưng hôm nay mình sẽ chia sẻ đôi điều với bạn, những người đang đắn đo tìm cho mình một hướng đi trong mảng kiếm tiền online với affiliate tại Việt Nam, cũng như đang phân vân lựa chọn đơn vị nào uy tín để tham gia (platform affiliate marketing nào tốt?).

Chia sẻ thêm: Hiện tại mình chia sẻ luôn là cũng có dự án khá tâm huyết được đầu tư bởi 1 người cũng rất tâm huyết, giai đoạn đầu để tham gia tiếp thị liên kết tại Việt Nam và 1 dự án khác (nghe cho hoành tráng) sẽ là một công cụ phi lợi nhuận với mong muốn góp 1 phần nho nhỏ để các nền tảng tiếp thị liên kết còn non trẻ tại Việt Nam sôi động hơn!.

Quan điểm của mình là “Chúng ta thực tế có thể hợp sức làm cho miếng bánh tiếp thị liên kết TO HƠN trên sân nhà, khi đó chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn?

Tiếp thị liên kết - xu hướng kiếm tiền online tại Việt Nam năm 2016? (Image: Google)

Tiếp thị liên kết – xu hướng kiếm tiền online tại Việt Nam năm 2016? (Image: Google)

Hiện nay ở Việt Nam có các nền tảng tiếp thị liên kết sau ổn định và đang hoạt động tốt (danh sách mình biết thôi nhé). Bạn có thể tham khảo các trải nghiệm, chia sẻ của mình và quyết định theo đuổi nền tảng nào trong các nền tảng, chương trình bên dưới mình khẳng định hiện tại ĐỀU TỐT CẢ.

Website: https://accesstrade.vn/
Thời điểm hiện tại ACCESSTRADE vẫn là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho cộng đồng MMO/Affiliate Việt Nam. Với danh sách đối tác là các site mua sắm trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam cùng với việc đa dạng các đơn vị, nghành hàng dịch vụ thì rõ ràng affiliater tại AT có nhiều lựa chọn và cơ hội để kiếm tiền hơn? và nó cũng xứng đáng là nền tảng CPA lớn nhất thị trường Việt Nam hiện tại mà không 1 đơn vị nào có thể phủ nhận.

P/s: Như mình từng nói trong chia sẻ trước đây, nếu bạn có kinh nghiệm mảng bán vé máy bay thì sẽ khó khăn khi nền tảng không hỗ trợ các dịch vụ bán vé? Ở ACCESSTRADE gần như bạn có tất cả: tài chính – ngân hàng, khoá học, mua sắm sản phẩm, dịch vụ, deals, voucher, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vé máy bay…

Các điểm mạnh của AT theo mình sẽ giúp bạn quyết định tham gia nền tảng này được chia sẻ cụ thể tại đây. Nếu bạn quan tâm và đang làm tiếp thị liên kết bạn có thể cân nhắc việc tham gia nền tảng AT này tại đây.

Website: https://masoffer.com/
Thời điểm hiện tại MasOffer là nền tảng đáng nể và có tiềm năng và sức cạnh tranh tốt với nền tảng ACCESSTRADE ở mảng bán hàng trực tuyến, tức là cũng như AT họ hỗ trợ affiliate marketing cho các đơn vị là các site TMĐT hàng đầu tại Việt Nam như: Tiki, Adayroi, Lazada Việt Nam, Lingo…

Với hệ thống sân nhà dù chưa đa dạng nghành hàng dịch vụ như AT nhưng MO theo mình có 1 nội lực đủ để theo đuổi vị thế sánh vai với các nền tảng khác trong tương lai ở mảng mà họ theo đuổi.

Các điểm mạnh của MO theo mình sẽ giúp bạn quyết định tham gia nền tảng này được chia sẻ cụ thể tại đây. Nếu bạn quan tâm và đang làm tiếp thị liên kết bạn có thể cân nhắc việc tham gia nền tảng MO này tại đây.

Website: http://adpia.vn/home.htm
Đối với nền tảng này mình thực sự chưa có tìm hiểu và trải nghiệm nhiều nhưng đã nghe nhiều và chắc chắn mình sẽ tìm hiểu, trải nghiệm và chia sẻ trong tương lai.
So sánh về mô hình và đối tác thì Adpia Việt Nam là nền tảng tương đối đa dạng giống như AT khi họ kết nối các đối tác ở hầu hết các ngành sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt mình thấy có mảng game và hosting… khá phù hợp cho các bạn đam mê game hoặc web freelancer tư vấn hosting cho khách hàng.

Nếu bạn quan tâm và đang làm tiếp thị liên kết bạn có thể cân nhắc việc tham gia nền tảng AP này tại đây.

Website: http://www.lazada.vn/
Việc đưa tên Lazada Việt Nam vào có vẻ không hợp lý vì nền tảng bên dưới là HasOffers. Do đó, mình sẽ gọi là chương trình thay cho nền tảng.

Đây là chương trình tiếp thị liên kết chắc hẳn nếu bạn từng tìm hiểu thì sẽ không còn xa lạ với nó, mình cũng từng chia sẻ trải nghiệm về nó khá nhiều trên blog này.

Tuy nhiên, ở chương trình tiếp thị liên kết tại Lazada Việt Nam nếu bạn hoạt động như 1 affiliate cá nhân và chưa mạnh về mảng Marketing Online, Content, Email Marketing… và quan trọng nữa bạn chưa có tệp khách hàng thì mình khuyên bạn nên chuyển lựa chọn sang MasOffer Việt Nam, nền tảng duy nhất hiện tại tích hợp HasOffers hỗ trợ affiliater làm tiếp thị liên kết cho Lazada Việt Nam.

Chia sẻ thêm: cùng với vụ việc mua lại Lazada gần đây của Alibaba mình nghĩ sắp tới Lazada Việt Nam sẽ có rất rất nhiều sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tận gốc (theo mình nhé)… Điều đó, ít nhiều chắc chắn cũng có lợi cho cả người tiêu dùng và người làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam? Theo quan điểm cá nhân mình thì đây cũng là cơ hội cho nền TMĐT Việt Nam để học hỏi, cải thiện nhiều vấn đề đang tồn tại từ 1 ông lớn như Alibaba. Đơn giản vì những thành công của Alibaba, của Jack Ma thì không cần phải bàn thêm!

Đó là các chia sẻ nho nhỏ và nhận định của mình về 1 số nền tảng tiếp thị liên kết tốt nhất thời điểm hiện tại, mà theo mình đang có tốc độ phát triển tốt song song với Thương Mại Điện Tử Việt Nam. Việc lựa chọn đơn vị nào? ngành hàng nào?, dịch vụ nào?… mình khuyên bạn đều phải dựa trên các điểm mạnh bạn đang có hoặc bạn có thể có nhé.

Đối với mình tiếp thị liên kết theo nghĩa nào đó vẫn là hình thức kiếm tiền trực tuyến an toàn và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu. Đặc biệt năm 2016 tiếp thị liên kết sẽ bắt đầu là xu hướng kiếm tiền trực tuyến tại Việt Nam?.

Tại sao mình nói kiếm tiền trực tuyến từ tiếp thị liên kết an toàn và hiệu quả nhất? vì tệp khách hàng đầu tiên CHẮC CHẮN ủng hộ bạn chính là bạn bè, người thân xung quanh bạn và chính bạn.

Ai cũng có nhu cầu mua sắm, ăn uống, học tập, làm việc, du lịch… và đi lại cả?

Các chương trình tiếp thị liên kết ở Việt Nam hiện tại không quá khắt khe về việc này nhé! Và còn nhiều yếu tố khác mà mình và rất nhiều affiliater khác đã chia sẻ, chưa chia sẻ, sẽ chia sẻ trong tương lai gần? bạn có thể tìm hiểu thêm về nó từ Google.

Chúc các bạn đã tham gia chương trình thì ngày thành công và đẩy mạnh hơn nữa, còn các bạn đang làm chưa ổn, chưa làm sẽ quyết định và tìm ra định hướng để làm tốt hơn.

Đơn giản, nó là chỉ số cho phép bạn biết được hiện đang có bao nhiêu đối thủ đang cùng cạnh tranh từ khóa đó.

Nếu xác định sai từ khóa, bạn sẽ tốn tiền vô ích để làm nội dung, đi backlink, kéo theo việc phí phạm thời gian và tiền bạc. Và khi lượng keyword bạn xác định sai quá nhiều dẫn đến Niche Site chết một cách nhanh chóng ngay khi bạn cạn kiệt vốn và kiên nhẫn.

Trước đây cách tốt nhất để bạn xác định được từ khóa đó có nên tiếp tục làm hay là không đó là mua thử vài link site vệ tinh và chờ một thời gian xem từ khóa đó tiến triển thế nào để quyết định có tiếp tục với nó không. Nhưng cách này chỉ thích hợp với keyword có lượng search cao, mà bây giờ, không còn ai chui đầu vào những từ khóa này nữa.

Cách thứ 2 bạn sẽ dùng Long Tail Pro để xác định KC, nhưng thỉnh thoảng LTP không tính toán chính xác KC của từ khóa. Đó chưa kể đến bạn không có LTP bản Platium để phân tích KC

Vì thế mà KGR là giải pháp tối ưu nhất (ít nhất là đến lúc này) để bạn xác định được một lượng lớn các keyword của mình có làm được không hiệu quá nhất, nhanh nhất. Rất nhiều Blogger trên thế giới đang sử dụng cách này và có những thành công nhất định, mình cũng có được một số thành quả rất khả quan cũng nhờ vào KGR.

2 bài viết liên quan đến KGR mà mình đã đọc và thấy rất bổ ích:

Nếu đọc 2 bài viết trên (hoặc chưa) thì mình có thể giải thích sơ lược như sau:

Để xác định keyword đó có nhiều người cạnh tranh hay không, việc đơn giản nhất của bạn là lên anh Google và gõ cụm từ:

Allintitle:+ “keyword”

Ví dụ: bạn có từ khóa “best mini trampoline” và muốn xác định có bao nhiêu website đang đề cập đến từ khóa của bạn trên Google thì gõ:

search allintitle

Và bạn được kết quả: 848

Với Amada trong bài viết thứ 1. Với các từ khóa có kết quả allintile < 1000 thì sẽ bắt tay vào viết bài và SEO.

Với Doug ở bài viết thứ 2, khoa học hơn, Doug lấy kết quả allintitle và chia cho lượng search, đó sẽ là tỉ lệ keyword vàng của bạn, ở đây là 1.91

best mini trampoline | search 390 | allintitle: 848

Như vậy KGR: 848/390 = 2.1

Với mình thì allintext vẫn chưa xác định chính xác nhất tỷ lệ này, do đó mình làm thêm 1 bước là search thêm kết quả allinurl + keyword và cộng với kết quả của allintitle + keyword.

Khi search allintext và allinurl sẽ cho bạn biết chính xác có bao nhiêu website hoặc nichesite đang cạnh tranh vào cùng một từ khóa với bạn. Không chỉ là trong title mà còn cả trong URL, 2 tiêu chí On-page quan trọng nhất. Và nhờ hiểu rõ thị trường, bạn có thể dễ dàng biết được mình có nên tham gia vào trận chiến này hay không.

KGR 0-0.25: Là các keyword dễ. Một số keyword chỉ cần On-page cũng có kết quả xếp hạng rất tốt.

KGR 0,25-0.5: Khó hơn một chút, nhưng vẫn đảm bảo khi On-Page bạn sẽ dễ dàng nằm trong 100 kết quả đầu tiên mà không cần bất kỳ liên kết nào. Các từ khóa ở độ khó này cũng cần rất ít link để giúp bạn lên trang 1.

KGR 0,5- >1: Những keyword bắt đầu khó dần lên, bạn nên làm nếu từ khóa có lượng search tốt hoặc là từ khóa mua hàng. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để bạn lên TOP.

KGR > 1. Cần phải cân nhắc trước khi làm

Với các từ khóa > 1 chúng rất khó để xác định được. Cho nên cần phải xem thêm top 10 để quyết định được. Chúng ta đang làm cho long tail, nên khó quá thì cho qua, còn rất nhiều từ khóa dễ hơn để làm.

Dĩ nhiên KGR không phải là hoàn hảo 100% và nó còn rất nhiều tồn động mà bạn nên lưu ý trước khi làm.

ƯU ĐIỂM

Phân tích nhanh hơn. Đơn giản, dễ làmThích hợp cho mọi người. Tiết kiệm thời gian + tiền bạc. NHƯỢC ĐIỂM

Đôi khi vẫn tính sai độ khó. Phải nhập captcha nhiều.

Những biện pháp khắc phục khi KGR cho độ khó không chính xác:

Chỉ phân tích các từ khóa long tail, hạn chế dùng phương pháp này cho các từ khóa chính như best, reviews hoặc các từ khóa >2900 search.

​Vẫn không chắc ăn ? vậy hãy phân tích thêm kết quả top 10 của từ khóa đó:

​Check thử từ khóa: How much is a wii worth.

A = Allintitle / 590 = 28/590 = 0,04

B = Allinurl / 590 = 28/590 = 0,04

KGR = A + B = 0,04 +0,04 = 0,08

Trong khi đó KC cho ra 1 kết quả hoàn toàn khác : 36

KG|GR

Do đó để chắc chắn hơn, mình phân tích top 10 của từ khóa này, và như bạn nhìn vào hình phía trên có thể thấy: 2 forum, 2 answer site trong top 10, TF,CF  bằng 0 do không có backlink, các Title và URL top 10 cũng không nhiều kết quả chứa từ khóa => keyword cực yếu nhưng KC lại ra cực mạnh.

Kết quả: Bạn hoàn toàn có thể làm từ khóa.

Đây là kết quả mà mình đã dùng KGR để xác định từ khóa cho niche site của mình:

KGR kết quả

Rất nhiều keyword trong này hiện đang nằm top với 0 backlink.

Và đây là thu nhập tháng 8 này:

thu nhap thang 8

Đây là sức mạnh của Long tail keyword, và thử nghĩ đến thu nhập khi mà niche site này có 1000 click mỗi tháng ? 

Những con số nói lên tất cả và mình cũng vô cùng ngạc nhiên vì thành công lại đến nhanh đến vậy.

Trên đời này không có cách xác định từ khóa nào là hoàn hảo cả từ LTP, Ahrefs, Semrush., KGR chỉ giúp bạn hạn chế những rủi ro gặp phải chứ hoàn toàn không thể giúp bạn xác định đúng 100%

Để sử dụng tốt KGR, bạn nên kết hợp với khả năng phân tích top 10 để bảo đảm chắc rằng từ khóa đó thật sự đơn giản để SEO.

Rất nhiều từ trong list này mình đã lên top 3-6 chỉ với On-Page. Như mình đã nói, từ khóa luôn được mình ưu tiên hàng đầu vì tìm được cụm từ khóa tốt nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được không chỉ thời gian, tiền bạc, công sức, tinh thần mà còn hạn chế tối đa rủi ro bạn gặp phải.

Nếu tìm được 50 từ khóa siêu dễ trung bình 100 search/ tháng. Tức bạn đang nắm trong tay một lượng tìm kiếm khoảng 5000 / tháng, không cần phải tốn công đi backlink mà vẫn dễ dàng chễm chệ ngay trang 1 của Google.

Cấu trúc website đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng, nếu bạn cấu trúc trang sai, sẽ rất khó khăn để thay đổi lại.

Và cấu trúc 1 website affiliate bao gồm những điều quan trọng sau đây:

Không còn dạng bài viết 2000 từ trên trang chủ. Không để link affiate lên trang chủ. On-page đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết kiếm tiền chỉ nên chiếm 30% tổng số lượng bài viết. Tối ưu hóa keyword cho từng bài viết.

Bài viết của bạn chắc chắn phải tối ưu cho cả 2 đối tượng mà chúng ta hướng tới:

- Công cụ tìm kiếm (Google,Yahoo, Bing…)

- Người dùng

+ On-page là việc vô cùng quan trọng bạn phải lưu ý, mình sẽ không nói sâu về phần này vì nó khá căn bản.

+ Phân bố từ khóa, bạn có thể gom từ 5-10 từ khóa con vào 1 bài, lượng tìm kiếm không quan trọng, chỉ cần dao động từ 10->1000. Độ khó từ khóa quan trọng hơn lượng search.

Mình sẽ lấy bảng từ khóa "sealy vs"… phía trên để làm ví dụ:

Sau khi phân tích, ta có thể kết hợp 1 cụm các từ khóa :

Sealy vs Simmons/ Simmons vs sealy

+ Sealy vs serta/ Serta vs sealy

+ Serta vs Simmons/ Simmons vs serta

Như vậy bạn có được 3 bài so sánh với tổng lượng search khoảng 1750 search/ tháng.

Theo công thức tính GKR thì độ khó nằm ở mức 0,1-0,3, tương đối dễ cho nên hoàn toàn có thể bắt tay vào làm ngay những từ khóa này.​

Tương tự tiếp tục tìm cho các buyer keyword khác như coupon, buy, discount…

+ Hình ảnh bắt mắt, độ phân giải cao.

+ Pros, Cons

+ Bảng so sánh giá

+ Sản phẩm đáp ứng được như thế nào so với yêu cầu của họ.

+ Chữ to, rõ, dễ đọc.

+ Trên 1000 chữ, tốt nhất là 2000 chữ trở lên.

Tỉ lệ Conversion của mình tương đối cao 11% là do áp dụng tất cả những bước trên, không có gì quá đặc biệt.

cau truc bai viet

Có lẽ đây là phần mà mọi người hứng thú nhất, nhưng mình thì không, build link là một cực hình đối mình.

Cách đây 3 tháng mình đã đi link black hat cho site này và đây sẽ là lần cuối mình dùng thủ thuật này, kể từ giờ mình sẽ chỉ build whitehat mà thôi.

Mình đã đi link như thế nào?

Mình tương đối lười cho nên không đi nhiều link dạng này cho lắm chỉ tầm 10 link đổ lại cho mỗi thứ. Và phương pháp này cũng không thực sự mang lại nhiều hiệu quả nên mình chỉ đi link để cho đa dạng.

Hiện trong tay mình có khoảng 3 site vệ tinh và đây là 3 link chủ đạo của mình. Mỗi biết viết kiếm tiền, trong 3 bài viết kiếm tiền, mình chỉ link tối đa 2 bài từ site vệ tinh mà thôi.

Mình không muốn đi thêm, 1 phần vì hạn chế không muốn lệ thuộc vào site vệ tinh nữa, 1 phần là sợ dính án phạt của google.

Đây là cách xây dựng backlink mới mà mình muốn thử nghiệm, tuy nhiên hiệu quả chưa được cao như mong đợi nhưng mình vẫn nhận thấy có nhiều tín hiệu tích cực.

Web 2.0 hết hạn cũng tương tự như PBN nhưng chúng được xây dựng trên các nền tảng web 2.0 như Tumblr, Over-Blog, Wikidot…

so do backlink

Chúng là những blog bị người dùng xóa đi và không còn sử dụng nữa, mình sẽ dùng lại tên miền đó để đăng ký lại 1 blog mới và dĩ nhiên vẫn còn đầy đủ PA cũng như các backlink đã trỏ về blog cũ.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là chúng dễ quản lý, rẻ và khó bị ban hơn PBN rất nhiều.

Mình sẽ có 1 bài viết chi tiết riêng về cách thức sử dụng web 2.0 hết hạn.

Các bạn có thể thấy, mình hầu như rất ít đi link cho website, tuy nhiên kết quả xếp hạng lại vô cùng tốt. Không phủ nhận việc đi link đóng vài trò rất quan trọng nhưng bằng cách tìm ra được từ khóa tốt, bạn sẽ giảm đi phần công việc này rất nhiều và dùng nó để tập trung vào việc khác.

Sai lầm lớn nhất của mọi người làm niche site đó chính là dành rất ít sự quan tâm cho việc tìm kiếm keyword mà lại tập trung mọi nguồn lực của mình vào xây dựng backlink ???

Các thao tác có thể sử dụng bao gồm khôi phục ảnh, video, audio, tất cả các file, sao lưu hoặc xóa vĩnh viễn.

Vô tình xóa, thực hiện lệnh format nhầm với USB, thẻ nhớ không phải là điều hiềm gặp với nhiều người. Nếu xóa trên máy tính, thông thường các tập tin vẫn còn nằm ở “thùng rác” nhưng khi xóa trực tiếp trên USB hay thẻ nhớ, các tập tin sẽ ngay lập tức biến mất hoàn toàn. RescuePro là phần mềm có khả năng khôi phục các dữ liệu với tỷ lệ thành công cao, thao tác sử dụng đơn giản.

Ngoài việc khôi phục các tập tin, RescuePro cũng có thể xóa vĩnh viễn các tập tin trên USB, thẻ nhớ và khiến chúng không có khả năng khôi phục sau này. Đây là tính năng hữu ích nếu người dùng muốn bảo vệ các tập tin nhạy cảm, đòi hỏi tính bảo mật cao.

RescuePro được đặc biệt tin dùng với các nhiếp ảnh gia do tương thích với hầu hết các định dạng, tập tin từ các máy DSLR hiện nay và có tỷ lệ thành công cao, kể cả file RAW. RescuePro có bản dùng thử hạn chế một số tính năng hoặc người dùng có thể mua với giá 40 USD cho bản Standard và 60 USD cho bản Deluxe. Tuy nhiên, một cách khác để tiết kiệm chi phí là  RescuePro Deluxe hiện được tặng kèm bản quyền với một số dòng USB, thẻ nhớ của SanDisk như Ultra Fit hay thẻ nhớ Extreme Pro.

Trong thử nghiệm dùng USB Ultra Fit dung lượng 32 GB để sao chép 25 tập tin ảnh sau đó thực hiện thao tác format trắng hoàn toàn. Phần mềm RescuePro mất khoảng 10 phút để hoàn tất quá trình và khôi phục đủ 25 ảnh như ban đầu.

(PC) Khi mà Facebook “ép” người dùng phải sử dụng Messenger trên các thiết bị Androdi và iOS thì số lượng người dùng tại đây là rất lớn. Dưới đây là 10 thủ thuật hay nhất cho Facebook Messesnger mà bạn nên biết.

TẠO ĐƯỜNG TẮT CUỘC HỘI THOẠI

Đối với các thiết bị Android, bạn có thể tạo đường tắt cho cuộc hội thoại mình hay trò chuyện cùng bạn bè của mình ra ngoài màn hình để truy cập nhanh hơn. Bạn chỉ cần ấn và giữ cuộc hội thoại, chọn “Create shortcut” là được.

TRẢI NGHIỆM MESSENGER NGAY TRÊN MÁY TÍNH CỦA MÌNH

Nếu bạn sử dụng máy tính phần lớn hàng ngày, bạn sẽ để ý thấy phần chat có sẵn trên Facebook bị thiếu khá nhiều tính năng. Để khắc phục nhược điểm này, bạn chỉ cần vào trang “messenger.com” là một trâng web riêng của Facebook được tạo để người dùng trải nghiệm ứng dụng Messenger ngay trên máy tính của mình.

CHƠI GAME BÓNG RỔ NGAY TRONG MESSENGER

Để giúp bạn và bạn bè giải trí, Facebook đã tích hợp ngay một game bóng rổ trong ứng dụng Messenger. Bạn chỉ cần gửi cho bạn của mình một emoji bóng rổ, ngay lập tức máy sẽ hiện ra một game bóng rổ mini và bạn có thể chơi cùng bạn bè của mình.

GỬI FILE ĐA DẠNG VỚI MESSENGER

Messenger hỗ trợ người dùng rất nhiều loại file khác nhau để bạn có thể gửi cho bạn bè của mình. Nếu bạn chat với bạn bè của mình trên máy tính, bạn có thể đính kèm hoặc kéo thả rất nhiều định dạng file khác nhau từ ảnh, video, file Photoshop, file văn bản và ngay cả file mp3s (có thể phát ngay bằng messenger).

TẢI THÊM CÁC STICKER MỚI

Mọi người đều thích sử dụng sticker khi chat để cuộc hội thoại trở nên vui vẻ hơn. Ngoài các Sticker có sẵn trong Messenger, bạn hoàn toàn có thể tải thêm các Sticker khác. Trong thư viện có sẵn của Facebook có rất nhiều Sticker với đầy đủ các chủ đề khác nhau từ thể thao, phim ảnh, hoạt hình, chính trị,…

Để tải về bạn chỉ cần vào menu của Sticker và chạm vào dấu “cộng” ở mỗi gói Sticker bạn muốn.

THÊM VÀ LOẠI BỎ NGƯỜI BẤT KỲ TỪ GROUP CHAT

Messenger cho phép người dùng có thể tham gia cuộc hội thoại nhóm, tuy nhiên để loại bỏ ai đó ra khỏi cuộc hội thoại sẽ khó khăn hơn. Bạn sẽ cần sử dụng ứng dụng trên Android hay iOS do sử dụng messenger trên PC chỉ cho phép bạn thêm người chứ không cho phép bạn loại bỏ bất kỳ người nào.

Trên iOS, để loại bỏ bất kỳ người nào, bạn chỉ cần click vào cuộc hội thoại, click vào tên nhóm ở trên màn hình, tại đây bạn có thể loại bỏ bất kỳ người nào trong cuộc hội thoại.

Trong Android, bạn có thể click vào cuộc hội thoại, click vào icon “I” ở phía trên góc phải, tại đây bạn có thể gỡ bỏ bất kỳ người nào hoặc tự rời khỏi nhóm chat này.

TẠO MÃ CODE CHO TÀI KHOẢN CỦA MÌNH

Facebook đã cho phép người dùng có những mã code riêng để bạn có thể dễ dàng thêm bạn bè với người khác chỉ bằng cách scan mã code trên ứng dụng Messenger của mình.

THÊM MỘT TÀI KHOẢN CHAT KHÁC

Bạn có thể thêm một tài khoản khác trên ứng dụng Messenger để chat mà không cần đăng nhập tài khoản cũ. Trên iOS, bạn chỉ cần vào Settings > Accounts > chạm vào icon dấu “cộng” ở góc phải màn hình. Trên Android, bạn chỉ cần vào phần cài đặt của Messegner, chọn “Switch accounts” tại đây bạn có thể thêm và chuyển đổi giữa các tài khoản chat của mình.

GỬI ĐỊA ĐIỂM CỦA MÌNH

Bạn có thể gửi địa điểm trên tài khoản của mình chỉ bằng cách đơn giản ấn vào icon “địa điểm” trên ứng dụng chat.

GỬI VIDEO 15 GIÂY

Khi chụp ảnh để gửi trong cuộc hội thoại, bạn có thể ấn và giữ nút chụp hình và máy sẽ tự động quay video để bạn có thể gửi clip khoảng 15 giây. 

Theo pcmag.com

Author Name

Spash screen

Your Autoblog

Your Autoblog

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.